Việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ dành thời gian của mình để ngủ. Chính vì thế các bậc cha mẹ thường làm mọi cách để giấc ngủ của con mình được sâu và tốt hơn. Nhiệt độ, độ ẩm trong phòng là một trong những yếu tố quyết định nên giấc ngủ của các bé.
Hãy đọc ngay những lưu ý “vàng” về nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh dưới đây. Để kịp thời điều chỉnh giúp bé yêu có những giấc ngủ ngon, tạo tiền đề cho một sức khỏe tốt sau này nhé.
Tham khảo Độ ẩm trong phòng bao nhiêu là tốt?
Luôn duy trì nhiệt độ phòng ở mức hợp lý
Độ ẩm và nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh phải được ưu tiên lên hàng đầu. Bởi nó quyết định đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.
Nhiệt độ quá cao sẽ dễ khiến trẻ bị đột tử, trường hợp này thường gặp ở những trẻ dưới 6 tháng. Bởi ở thời điểm này trẻ chưa biết phản ứng đạp chăn khi quá nóng. Hoặc đạp chăn vô tình phủ lên mặt bị ngạt thở.
Nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến trẻ bị teo nhầy mũi – họng. Khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến các bệnh mãn tính về tai – mũi – họng về sau.
Độ ẩm trong không khí quá cao cũng khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Bởi đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển. Mà đề kháng non nớt của bé sẽ khó chống đỡ được.
Cho nên việc duy trì nhiệt độ phòng cho trẻ ở mức hợp lý chính là yếu tố giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh ở những giai đoạn đầu đời, giai đoạn hình thành hệ miễn dịch tốt nhất cho sau này.
Vậy nhiệt độ bao nhiêu là phù hợp với trẻ sơ sinh? Để có câu trả lời chính xác, thì bạn cần phải hiểu răng vào mùa đông nhiệt độ phòng sẽ khác so với mùa hè. Nhưng nhiệt độ phòng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đó là từ 26 – 28 độ. Bạn cần chú ý vấn đề này.
Điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ
Mặc dù trẻ chưa biết nói, nhưng qua tiếng khóc và ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Bố mẹ có thể hiểu được để đang muốn gì và tình trạng trẻ như thế nào. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Khi trẻ quá nóng sẽ có các biểu hiện như khóc, cổ và lưng ướt mồ hôi, vặn mình và ngủ không sâu giấc.
Nếu trẻ quá lạnh sẽ bị sởn gai ốc, da hơi tái và hắt xì. Nên bố mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp với nhu cầu cơ thể của con. Có như vậy bé mới có thể ngủ được sâu giấc nhất có thể.
Xem thêm Độ ẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh
Không áp đặt nhiệt độ của người lớn với trẻ nhỏ
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn. Do quá trình chuyển hóa chất diễn ra mạnh mẽ hơn. Tim đập nhanh hơn nên sản sinh nhiệt nhiều hơn. Nếu bạn cảm thấy phòng hơi lạnh thì đó là nhiệt độ lý tưởng cho trẻ. Chỉ cần 1 chiếc chăn mỏng là đủ để trẻ có 1 giấc ngủ trọn vẹn.
Tùy thuộc vào mỗi mùa, mỗi thời điểm trong ngày mà nên để nhiệt độ từ 20 – 30 độ cho trẻ. Riêng nhiệt độ lý tưởng nhất là 26 – 28 độ và độ ẩm không khí nên duy trì ở 50%.
Sử dụng điều hòa, máy hút ẩm để không khí trong phòng luôn tốt nhất
Trong phòng của trẻ sơ sinh nên trang bị máy hút ẩm và điều hòa để duy trì được độ ẩm và nhiệt độ luôn ở mức lý tưởng nhất cho trẻ.
Tuy nhiên khi sử dụng máy hút ẩm và điều hòa cho trẻ cần nhớ những lưu ý sau.
- Hạn chế để quá lạnh hoặc quá khô đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi
- Không để hơi lạnh phả trực tiếp vào mặt bé
- Nên dùng máy hút ẩm có chức năng vận hành tự động, và chức năng hẹn giờ để không để độ ẩm trong phòng xuống quá thấp.
Có nên dùng quạt, máy sưởi cho trẻ?
Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thắc mắc khi điều chỉnh nhiệt độ phòng cho con. Nhất là vào mùa đông lạnh như miền Bắc nước ta. Nhưng nhiều người lo ngại ảnh hưởng đến bé khi sử dụng máy sưởi vào mùa đông và quạt vào mùa hè. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng an toàn thì 2 dụng cụ này sẽ làm cho bé có môi trường lý tưởng cho sức khỏe của mình.
- Đối với máy sưởi nên bật trước 5- 10 phút cho ấm phòng rồi mới đưa trẻ vào.
- Đặt cách chỗ bé nằm 2m, và nên để thêm 1 chậu nước trong phòng để tránh làm khô da bé.
- Không nên đóng kín cửa khi bật máy sưởi
- Đối với quạt điện mùa hè thì nên để xa bé và cho tản mát khắp phòng
- Tuyệt đối không được để quạt trực tiếp vào mặt bé.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý về nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ giúp bạn thêm những kiến thức “vàng” vào cuốn sổ tay làm cha mẹ của mình. Giúp con phát triển khỏe mạnh, cứng cáp hơn.