Quốc kỳ chính là lá cờ đại diện cho một quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ có một lá cờ riêng với đầy những ý nghĩa thiêng liêng. Vì cùng nằm chung trong một khu vực, cho nên trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa những lá cờ các nước Đông Nam Á.
Những đặc điểm chung về khu vực Đông Nam Á
Trước khi tìm hiểu về lá cờ các nước Đông Nam Á, hãy cùng tìm hiểu sơ qua về khu vực này nhé!
Đông Nam Á là tiểu vùng địa lý nằm ở khu vực phía Đông Nam của châu Á; nằm ở phía Đông Nam của tiểu lục địa Ấn Độ, phía Nam của Trung Quốc và phía Tây Bắc của châu Úc. Khu vực này gồm có 11 nước là Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Philippines, Thái Lan, Singapore, Việt Nam. Đông Nam Á trong tiếng Anh có nghĩa là Southeast Asia, thường được viết tắt là SEA.
Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương và những khu vực sau:
- Phía Bắc: Giáp với Đông Á.
- Phía Tây: Giáp với Nam Á và vịnh Bengal.
- Phía Đông: Giáp với Thái Bình Dương và Châu Đại Dương (Châu Úc)
- Phía Nam: Giáp với Ấn Độ Dương và Australia (Úc).
Phần lớn Đông Nam Á nằm ở Bắc bán cầu. Duy chỉ có nước Đông Timor và phần phía Nam của Indonesia là nằm ở phía Nam của xích đạo.
Diện tích của Đông Nam Á là 4.545.792 km2, chiếm 10,5% diện tích châu Á và chiếm 3% tổng diện tích của Trái đất. Dân số lên đến 689.050.584 người (tính đến 12/7/2023) chiếm khoảng 8,58% dân số thế giới, mật độ dân số vào khoảng 154 người/km2 với 50% dân số là thành thị. Đây là khu vực địa lý có số dân đông thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau khu vực Nam Á và Đông Á.
Đông Nam Á có 1 tổ chức khu vực với tên gọi đầy đủ là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (được viết tắt là ASEAN – Association of South East Asian Nations). Tổ chức được thành lập với mục đích hội nhập kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục giữa những nước thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN gồm có 10 thành viên, duy nhất còn quốc giá Đông Timor chưa gia nhập.
Ý nghĩa của những lá cờ các nước Đông Nam Á
Quốc kỳ là lá cờ đại diện cho mỗi một quốc gia. Chúng được quy định ràng trong đạo luật cơ bản của nước đó. Dưới đây là ý nghĩa về những lá cờ các nước Đông Nam Á:
Lá cờ các nước Đông Nam Á – cờ Việt Nam
Quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là lá cờ đỏ sao vàng. Cờ được thiết kế hình chữ nhật, có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài với nền đỏ, ở giữa là hình ngôi sao vàng năm cánh.
Năm 1941, trong chương trình Việt Minh đã xác định “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp và Nhật sẽ thành lập 1 Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lấy lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm lá cờ toàn quốc”
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám toàn thắng, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 5-SL bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định quốc kỳ Việt Nam. Từ đây, quốc kỳ Việt Nam chính thức là lá cờ đỏ sao vàng cho đến tận ngày nay.
Lá cờ này có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Nền đỏ tượng trưng cho màu cách mạng, màu máu của những anh hùng đã ngã xuống; màu vàng là tượng trưng cho linh hồn dân tộc Việt Nam; 5 cánh sao là tượng trưng 5 tầng lớp của nước ta gồm sĩ – nông – công – thương – binh cùng đoàn kết.
Cờ Lào
Lá cờ các nước Đông Nam Á gồm có cờ của Lào cũng là hình chữ nhật với tỷ lệ hai chiều là 2:3. Lá cờ này được chia thiết kế 3 dải ngang; trong đó một dải màu xanh dương ở giữa, 2 dải đỏ ở hai bên. Chiều rộng của dải màu xanh dương sẽ bằng tổng chiều rộng của 2 dải đỏ còn lại (2 dải đỏ bằng nhau). Ở giữa dải màu xanh dương có 1 hình tròn màu trắng với đường kính 4/5 chiều rộng của dải xanh.
Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho màu máu của các anh hùng nước này đã hy sinh vì độc lập, màu xanh dương biểu trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Đặc biệt, vòng tròn trắng trung tâm tượng trưng cho Mặt Trăng trên sông Mekong cũng như sự thống nhất đất nước.
Cờ Campuchia
Khi Campuchia trở lại thời kỳ quân chủ vào năm 1993, quốc kỳ đã được chọn lại. Cờ Campuchia gồm 3 sọc ngang; lần lượt từ trên xuống là màu xanh dương, màu đỏ và màu xanh dương. Giữ dải màu đỏ có hình đền Angkor Wat màu trắng. Chiều rộng dải màu đỏ sẽ gấp đôi chiều rộng dải xanh lam.
Hình ảnh Quốc kỳ của Campuchia
Hình Angkor Wat ở giữa biểu trưng cho công lý và sự thanh liêm của nhân dân, cho Phật giáo Nam truyền – tôn giáo chính của nước Campuchia. Màu xanh dương thể hiện tình đoàn kết, sự tự do, tình nghĩa anh em và tượng trưng cho nhà vua. Cuối cùng là màu đỏ thể hiện cho lòng can đảm của toàn dân Campuchia.
Lá cờ các nước Đông Nam Á – Cờ Thái Lan
Quốc kỳ Thái Lan được thiết kế hình chữ nhật, có 5 sọc ngang lần lượt từ trên xuống chính là đỏ, trắng, xanh lam, trắng và đỏ. Sọc xanh lam nằm chính giữa sẽ rộng gấp đôi các sọc khác.
Hình ảnh quốc kỳ Thái Lan
Ba màu đỏ – màu trắng – màu xanh lam lần lượt đại diện cho dân tộc – tôn giáo – nhà vua. Cụ thể, màu đỏ biểu trưng cho màu máu người Thái Lan đã đổ vì độc lập dân tộc, màu trắng là sự thuần khiết của tôn giáo (đạo Phật là quốc giáo Thái Lan) và màu lam nằm giữa là đại diện cho nhà Vua.
Quốc kỳ Thái Lan là một trong những lá cờ các nước Đông Nam Á lâu đời nhất thế giới. Nó được chọn làm quốc kỳ chính thức từ 28/09/1917.
Cờ Myanmar
Quốc kỳ Myanmar hiện nay chính thức được thông qua vào 21/10/2010, thay thế cho quốc kỳ trước đó. Đây là lá cờ hình chữ nhật, thiết kế 3 sọc ngang từ trên xuống với ý nghĩa lần lượt là:
Lá cờ các nước Đông Nam Á – Quốc kỳ Myanmar
- Màu vàng là biểu trưng cho tình đoàn kết.
- Màu xanh lá cây là thể hiện cho sự hòa bình và yên bình của đất nước
- Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, sự quyết đoán của nhân dân Myanmar
- Ngôi sao màu trắng năm cánh ở giữa thể hiện sự hòa hợp chủng tộc. Nó cũng đại diện cho 5 nhóm dân tộc chính của Myanmar là Shan – Burma- Karen- Kachin – Chin.
Cờ Singapore
Lá cờ các nước Đông Nam Á của Singapore có hình chữ nhật với kích thước chiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Theo thứ tự từ trên xuống, cờ được chia thành 2 dải đỏ và trắng bằng nhau. Tại góc trái của cờ là hình trăng lưỡi liềm trắng hướng về 5 ngôi sao trắng năm cánh nhỏ.
Quốc kỳ Singapore được xác nhận vào 09/08/1965
Trong đó, màu đỏ trên cờ biểu trưng tình anh em giữa người với người, sự bình đẳng. Màu trắng là sự trong sạch, không bị vấy bẩn. Trăng lưỡi liềm tượng trưng cho sức trẻ, trên đà phát triển của quốc gia và 5 ngôi sao nhỏ năm cánh tượng trưng cho 5 ý tưởng của quốc gia này là hòa bình – dân chủ – bình đẳng – phát triển – công lý.
Cờ Brunei
Cờ Brunei là một lá cờ các nước Đông Nam Á rất đặc biệt khi có cả quốc huy trên đó. Cờ có hình chữ nhật, ở giữa là quốc huy Brunei màu đỏ và trên nền cờ màu vàng bị cắt ngang bởi 2 sọc chéo màu trắng – đen.
Màu vàng nền mang ý nghĩa tượng trưng cho hoàng gia. Các sọc trắng, đen là tượng trưng cho hai vị thân vương có công với quốc gia. Trên khiên, một nửa mặt trăng mang ý nghĩa thể hiện tôn giáo Hồi giáo. Bàn tay mang ý nghĩa lòng nhân từ của chính phủ và chiếc ô với hoàng gia.
Cờ Malaysia
Cờ Malaysia được thiết kế hình chữ nhật, gồm có 14 sọc ngang đỏ – trắng xen kẽ. Ở góc trên phía bên trái, có một hình chữ nhật màu xanh dương, ở giữa có mặt trăng lưỡi liềm cùng với ngôi sao 14 cánh màu vàng.
14 sọc ngang biểu trưng cho sự bình đẳng của 13 bang và chính phủ liên bang; 14 cánh sao chính là sự thống nhất giữa những bang này. Bên cạnh đó, trăng lưỡi liềm là đại diện của Hồi giáo, nền xanh dương thể hiện sự thống nhất của nhân dân và màu vàng chính là màu hoàng gia.
Cờ Indonesia
Quốc kỳ của Indonesia
Quốc kỳ Indonesia lá cờ các nước Đông Nam Á đơn giản. Nó có thiết kế hình chữ nhật, với kích thước chiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Nó được chia thành hai dải ngang màu đỏ và trắng bằng nhau. Dải màu đỏ ở trên, thể hiện lòng dũng cảm. Màu trắng, ở dưới biểu trưng cho tinh thần.
Quốc kỳ này được công nhận chính thức vào ngày thành lập nước của Indonesia 17/08/1945.
Cờ Đông Timor
Quốc kỳ Đông Timor được chính thức công nhận ngày 20/05/2002. Quốc kỳ có thiết kế hình chữ nhật, với nền màu đỏ. Bên trái cờ là 2 hình tam giác vàng – đen được xếp chồng lên nhau (đen trên – vàng dưới). Nằm trung tâm của tam giác đen là một ngôi sao năm cánh có màu trắng.
Trong đó, nền đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tam giác màu vàng thể hiện dấu vết của thực dân xâm lược trong lịch sử Đông Timor. Tam giác đen mang ý nghĩa là sự tối nghĩa cần phải vượt qua còn ngôi sao trắng chính là ánh sáng dẫn đường.
Lá cờ các nước Đông Nam Á – Cờ Philippines
Lá cờ của Philippines có hình chữ nhật. Nó có thiết kế hai dải màu xanh dương và đỏ tươi cùng một tam giác đều màu trắng ở bên trái. Ở giữa tam giác trắng có một mặt trời vàng tám tia sáng, mỗi tia sáng lại được tạo từ ba tia nhỏ. Những tia sáng nhỏ này thể hiện các tỉnh của Philippines.
Lá cờ các nước Đông Nam Á – Cờ của Philippines
Ở mỗi góc của tam giác lại là một ngôi sao năm cánh màu vàng. Mỗi ngôi sao tượng trưng cho ba đảo chính là đảo Luzon, Visayas và Mindanao. Màu trắng thể hiện sự bình đẳng, tình đoàn kết, dải màu xanh thể hiện nền hòa bình, sự thật và công lý, còn dải màu đỏ chính là lòng yêu nước và sự dũng cảm. Mặt trời thể hiện cho sự thống nhất, tự do, dân chủ cũng như chủ quyền của quốc gia.
Lời kết
Trên đây là ý nghĩa những lá cờ các nước Đông Nam Á. Hy vọng những chia sẻ trên đây của maytaoamcongnghiep có thể giúp bạn hiểu hơn về quốc kỳ của những đất nước anh em này.
>>> Xem thêm nội dung bài viết: Thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào? Những sự kiện thế giới nổi bật trong thế kỷ 20 là gì?