Hời hợt là gì? Hời hợt là cụm từ thông dụng, được dùng khá phổ biến trong giao tiếp. Sự hời hợt được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này!
Hời hợt là gì?
Theo Wiktionary, “hời hợt” là một tính từ dùng để miêu tả một trạng thái hoặc tình huống không hoàn hảo, không rõ ràng hoặc thiếu chắc chắn. Nghĩa là chỉ lướt qua ở bên ngoài, không đi sâu.
Ví dụ:
- Nhận thức vấn đề rất hời hợt.
- Suy nghĩ hời hợt.
- Lý luận hời hợt.
Ngoài ra, cụm từ này cũng mang ý nghĩa của sự nhấn mạnh hay bày tỏ 1 cảm xúc tiêu cực như sự hụt hẫng, thất vọng và không mặn mà, sâu sắc.
Ví dụ:
- Tình cảm hời hợt.
- Cái bắt tay hời hợt.
- Đối xử hời hợt.
Hời hợt tiếng Anh là gì?
“Hời hợt” trong tiếng Anh là “superficial”. Nó thường đề cập đến 1 cái gì đó liên quan đến hình thức bên ngoài và thiếu đi chiều sâu; đồng thời có thể mô tả nhiều thứ khác nhau như con người, đồ vật hay ý tưởng.
Ví dụ:
- The wound is only superficial. (Vết thương chỉ ở bề ngoài.)
- He has only a superficial knowledge of the subject. (Anh ấy chỉ có kiến thức hời hợt về chủ đề này.)
- It’s fun to play with her, but she’s very superficial to work with. (Chơi với cô ấy thì vui, nhưng cô ấy rất hời hợt khi làm việc cùng.)
- Remember that you yourself are most likely a superficial person. (Hãy nhớ rằng bản thân bạn rất có thể là một người hời hợt.)
Nguyên nhân của sự hời hợt
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự hời hợt, cụ thể là:
- Cơ thể và tâm trí mệt mỏi: Khi cơ thể và tâm trí mệt mỏi thì bộ não sẽ không còn năng lượng để đi sâu vào các vấn đề. Tâm trí mệt mỏi thường có xu hướng tìm đến sự nghỉ ngơi, hoặc những thú giải trí để xoa dịu tinh thần. Dần dần thói quen này sẽ dẫn đến sự lười biếng, ngại suy nghĩ và tư duy ở mọi lúc mọi nơi.
- Mất tập trung và xao lãng: Khi ở trong môi trường chứa nhiều thông tin tạp nham, nhiều sự quấy nhiễu thì tự nhiên sẽ dẫn đến xao động tâm lý. Điều này khiến con người không thể tập trung để đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề xung quanh.
Vậy người hời hợt là người như thế nào?
Người hời hợt là người chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng; và không quan tâm đến bản chất bên trong của chúng. Họ thường đưa ra các đánh giá dựa trên ấn tượng đầu tiên và không dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn về mọi thứ.
Biểu hiện của người hời hợt
Những đặc điểm thường thấy ở một người hời hợt gồm:
- Luôn đưa ra đánh giá mọi thứ dựa trên vẻ bề ngoài.
- Không hứng thú, tò mò trong việc tìm hiểu sâu hơn về bản chất bên trong các sự vật, hiện tượng.
- Lười suy luận, thường đưa ra những suy nghĩ và nhận xét nông cạn, sáo rỗng.
- Khả năng phân tích, kết nối và tổng hợp thông tin kém.
- Luôn muốn thể hiện mình bằng những thứ bên ngoài như vẻ ngoại hình, quần áo, xe cộ, nhà cửa,…
- Chỉ tin những điều hợp ý mình, không cần biết đúng sai.
- Tranh luận theo cảm tính, không quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người xung quanh.
- Làm việc cẩu thả và lười biếng, không chú ý đến chi tiết.
- Không có những định hướng cụ thể cho tương lai.
- Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, thử thách.
Hệ quả của sự hời hợt trong cuộc sống
“Bệnh” hời hợt sẽ dễ dẫn đến nhiều những hệ quả xấu về mọi mặt của cuộc sống. Điển hình như:
- Trong sinh hoạt: Thức khuya dậy muộn tuỳ ý thích, ăn uống không điều độ; không tự chăm sóc bản thân.
- Trong học hành: Việc học hành của bản thân cũng không đến nơi đến chốn, chỉ học gạo lấy điểm, học đối phó.
- Trong các mối quan hệ bạn bè: Thường hỏi thăm qua loa chứ không thật sự quan tâm, có nghe chuyện nhưng không muốn giúp đỡ.
- Trong cách nhìn cuộc sống: Người hời hợt thường nhanh chóng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, dễ dàng tin những thông tin bề nổi. Thích bình phẩm tiêu cực chê bai, đặc biệt là vô cảm với người xung quanh.
- Trong công việc: Những người sống hời hợt thường không chú tâm vào công việc, khiến người khác phải chạy theo để sửa chữa. Đồng thời dễ mắc những lỗi sai cơ bản, thể hiện sự hời hợt trong tư duy công việc.
Giải pháp khắc phục lối sống hời hợt
Dưới đây là một số cách giúp khắc phục lối sống hời hợt mà bạn có thể tham khảo:
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho cuộc sống của mình, rồi cố gắng hoàn thành chúng. Điều này sẽ giúp bạn có định hướng tương lai và có động lực để làm việc.
Quản lý thời gian hiệu quả
Quản lý thời gian hiệu quả – Cách khắc phục lối sống hời hợt hiệu quả
Quản lý thời gian hiệu quả là 1 trong những kỹ năng quan trọng để khắc phục lối sống hời hợt. Hãy lên kế hoạch cho mỗi ngày và tuân thủ theo kế hoạch đó. Nhờ vậy mà bạn có thể sắp xếp công việc và thời gian một cách hợp lý, tránh tình trạng lãng phí thời gian.
Tìm kiếm đam mê
Tìm kiếm đam mê của bản thân chính là cách để khắc phục việc sống hời hợt hiệu quả. Tìm ra những điều bản thân yêu thích và cố gắng theo đuổi chúng sẽ giúp bạn có động lực và niềm vui trong cuộc sống.
Học cách đối mặt với thử thách
Để khắc phục việc sống hời hợt, bạn cần học cách đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Tìm cách giải quyết vấn đề và không tránh né những trách nhiệm của mình để trở nên tự tin, gia tăng khả năng vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang trong mối quan hệ hời hợt
Trong mối quan hệ tình cảm, sự hời hợt sẽ khiến bạn rất khó có được sự hài lòng và tin tưởng với đối phương. Lý do là bởi các bạn chưa thể đi đến sự đồng thuận và thấu hiểu lẫn nhau. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết mối quan hệ hời hợt, không bền lâu.
Cả hai không thường xuyên trò chuyện cùng nhau
Giao tiếp là nền tảng cơ bản để tạo nên mối quan hệ bền vững, lành mạnh và hạnh phúc. Chúng ta có thể giao tiếp bằng nhiều cách thức với mức độ và tần suất khác nhau. Dù vậy trong một mối quan hệ hời hợt, những cuộc trò chuyện thường không diễn ra suôn sẻ hoặc diễn ra với tần suất thấp. Sự thiếu vắng những cuộc trò chuyện chân thành sẽ dần tạo nên khoảng cách giữa hai người.
Người ấy thường né tránh khi nói về tương lai
Khi bạn bắt đầu gợi lên những chủ đề liên quan đến sự lâu dài trong tương lai của cả hai, nhưng đối phương thường xuyên né tránh. Điều này cho thấy rất có thể bạn đang ở trong một mối quan hệ hời hợt. Trong trường hợp này; nếu bạn đang mong chờ một cái kết có hậu cho chuyện tình cảm của cả hai, thì đối phương có lẽ không là “ứng viên sáng giá” cho dự định này của bạn.
Người ấy không muốn chia sẻ cuộc sống với bạn
Mỗi chúng ta đều có quyền giữ kín một số chuyện cho riêng mình. Thế nhưng trong tình yêu, khi đã đã cam kết đồng hành cùng một người, bạn nên tin tưởng và chia sẻ với họ những chuyện quan trọng để gắn kết tình cảm của cả hai. Nếu đối phương thường xuyên giấu bạn nhiều chuyện về công việc, gia đình,… thì có lẽ họ chưa thực sự xem bạn là người khiến họ đủ tin tưởng để gắn kết lâu dài.
Cả hai chưa bao giờ dành cho nhau khoảng thời gian chất lượng
Các cặp đôi yêu nhau luôn cố gắng tạo dựng không gian riêng tư để được ở cùng nhau thông qua những hành động như đi xem phim, ăn tối, dạo phố,… để thêm thấu hiểu về đối phương. Tuy nhiên, trong 1 mối quan hệ hời hợt cho dù cả 2 ở cạnh nhau thì vẫn không cảm thấy có sự kết nối. Hai người đều không có sự thoải mái khi ở bên cạnh đối phương và hiếm khi dành những khoảng thời gian riêng tư để thắt chặt tình cảm.
Thường xuyên viện lý do để tránh gặp mặt bạn
Nếu đối phương thường xuyên viện lý do để không đi hẹn hò, tránh gặp mặt bạn thì rất có thể họ đang che giấu sự thật nào đó khiến bạn đau lòng. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị đối phương từ chối với nhiều lý do khác nhau hoặc cùng 1 lý do lặp lại nhiều lần; bạn nên trò chuyện thẳng thắn với họ để tìm hiểu mục đích của những hành động hời hợt.
Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết được hời hợt là gì và người hời hợt là người như thế nào. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.
>>>> Xem thêm bài viết: Senpai Là Gì? Văn Hóa Thứ Bậc Trong Mối Quan Hệ Của Người Nhật Bản