Màu gray thể hiện sự đơn giản, trung lập, tách biệt. Do đó, rất nhiều trang phục, đồ vật xung quanh chúng ta mang sắc gray. Vậy bạn có biết gray là màu gì? Có những sắc độ nào?,… Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Gray là màu gì?
Gray (Anh Mỹ) hay còn được viết là grey (Anh Anh) chính là màu xám, nhiều khi được gọi là màu ghi. Nó là màu trung gian giữa đen và trắng.
Trong hội họa, khi bạn pha trộn giữa màu đen và màu trắng theo một tỷ lệ nhất định thì sẽ được màu xám. Nhắc đến màu xám nhiều người sẽ liên tưởng đến màu của bầu trời nhiều mây, màu của tro và chì.
Những sắc thái của màu gray
Gray có rất nhiều sắc độ màu khác nhau tùy vào tỉ lệ của hai màu khởi tạo của đen và trắng. Nếu bạn hòa trộn nhiều màu đen hơn màu trắng thì sẽ tạo ra màu xám đậm. Ngược lại, nếu tỉ lệ màu trắng nhiều hơn màu đen thì sẽ ra xám nhạt.
Mặc dù các sắc độ của gray rất đa dạng nhưng có một số màu được sử dụng phổ biến nhất gồm:
- Medium gray là màu xám trung bình, có nghĩa là màu xám nằm ở khoảng giữa xám nhạt và xám đậm.
- Light gray là màu gì? Đây là màu xám nhạt, nó là sự pha trộn giữa hai màu trắng và xám. Khi trộn màu trắng với màu xám thì sẽ thu được màu gray nhạt hơn so với màu gray nguyên bản.
- Space gray là màu gì? Được dịch nghĩa là màu xám không gian, đây là một trong những màu Grey khá là dễ nhìn. Màu này gần như màu bạc nhưng sắc tối đậm hơn, mang lại cảm giác không bóng bẩy nhưng lại rất sang trọng. Tên của Space Gray được Apple sử dụng lần đầu tiên vào năm 2008, với sự ra mắt của MacBook Air, nó gợi lên hình ảnh về không gian rộng lớn, tối tăm, phù hợp với ý tưởng về công nghệ tiên tiến và khám phá.
- Dark gray là màu gì? Đây là màu xám đen, là sự pha trộn với tỷ lệ màu đen nhiều hơn màu xám. Cho nên màu xám sẽ có xu hướng ngả qua màu đen nhiều hơn.
- Silver gray là màu xám bạc, nó là phiên bản màu kim loại sáng bóng của màu xám. Xám bạc không phải là một màu sắc trung thực hay đồng nhất mà là một tông màu phản chiếu. Để đạt được màu bạc, bạn cần phải phủ chất màu phản chiếu lên nền màu xám.
Ý nghĩa của màu xám
Tùy từng góc độ nhìn nhận mà màu xám sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa tâm lý, cảm xúc
Màu sắc là một trải nghiệm thị giác, nhưng hơn thế nữa, nó còn mang tính tâm lý. Màu sắc chúng ta thấy trong thiết kế thường có tác động đến thái độ, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta – dù chúng ta có biết hay không. Các màu sắc được dùng trong thiết kế sẽ quyết định đến cách mọi người nhìn nhận nó.
Màu gray – màu xám là một sắc thái trung tính, thường được sử dụng một cách thận trọng làm màu phụ hoặc màu nhấn để hướng sự chú ý đến nơi khác. Không giống như những màu khác, màu xám có thể được sử dụng với hầu hết những màu khác làm nền bổ sung.
Các nhà tâm lý học có thái độ khá mơ hồ với màu sắc này. Nếu màu đen gắn liền với những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ như hận thù và giận dữ, thì màu xám gợi lên cảm giác chán nản và vô vọng. Gray là màu của sự chán nản, tuyệt vọng và tách biệt.
Người ta cũng tin rằng những người thích những trang phục màu xám sẽ không muốn thu hút sự chú ý. Họ cố gắng hòa nhập với môi trường xung quanh để được yên tĩnh. Những người như vậy thường muốn tránh mọi vấn đề và rắc rối, họ u sầu và khó gần.
Theo Wikipedia, ở châu Âu và Bắc Mỹ, các cuộc khảo sát cho thấy màu xám là màu thường gắn liền với tính trung lập, sự tuân thủ, sự nhàm chán, sự không chắc chắn, tuổi già, sự thờ ơ và khiêm tốn. Chỉ có một phần trăm số người được hỏi chọn nó làm màu sắc yêu thích của họ.
Ý nghĩa phong thủy
Nhiều người thường nghĩ màu xám như mang tới sự ảm đạm, buồn chán, thiếu sức sống. Tuy nhiên, trong phong thủy cũng như nghệ thuật, màu xám có thể được dùng trong mọi không gian ngôi nhà bạn. Hơn nữa, nó còn khá sang trọng trong những thiết kế đồ nội thất thông minh.
Trong bát quái, sắc xám giúp thu hút năng lượng tốt nếu như được sử dụng ở hướng Tây giúp tăng sức sáng tạo, hướng Tây Bắc giúp tăng lòng bác ái, hướng Bắc giúp phù trợ cơ đồ.
Đến đây hẳn bạn đã biết màu gray là màu gì rồi đúng không nào. Màu xám trong thiết kế, nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên hãy cẩn thận – tránh sử dụng quá nhiều màu xám trong thiết kế của bạn, có thể gây buồn tẻ, ảm đạm hoặc nhàm chán.
>>> Xem thêm bài viết: Cách pha màu trắng đẹp với những sắc thái khác nhau