Trong những năm gần đây việc tranh chấp liên quan tới “đường lưỡi bò” vẫn luôn là chủ để nóng được nhiều người quan tâm. Bởi đây chính là một “sự bịa đặt trắng trợn” do Trung Quốc bành trướng. Hơn thế, còn rất nhiều những vấn đề xoay quanh đường lưỡi bò khác nữa. Vậy đường lưỡi bò là gì? Nó xuất hiện khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin ngay dưới đây nhé!

Đường lưỡi bò là gì?

Đường lưỡi bò là gì? Theo như cách gọi của những người Trung Quốc thì đường lưỡi bò hay còn được gọi là “cửu đoạn tuyến” (một đường chín đoạn). Đây là đường ranh giới ở khu vực biển Đông và nó có hình dạng như một hình lưỡi bò.

Nếu như nhìn ở trên bản đồ chúng ta sẽ thấy được đường này do Trung Quốc vẽ ra. Nó sẽ xuất phát từ Vịnh Bắc Bộ của nước ta và nó kéo dài tận xuống phía Nam, đi được qua vùng biển 2 quốc gia là Philippines và Malaysia; rồi sau đó mới kết thúc tại phía Đông Nam Đài Loan.

Đường lưỡi bò là gì?

Như vậy trong ranh giới đường lưỡi bò này cũng có bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được mô tả là thuộc địa phận Trung Quốc. Đây hoàn toàn là một điều bịa đặt vô căn cứ, sai lệch với toàn bộ sử sách tài liệu được lưu giữ từ trước đến nay.

Chính vì thế; khi tự ý đăng hình ảnh bản đồ có chứa đường lưỡi bò,Trung Quốc đã vấp phải không ít phản đối và chỉ trích của dư luận quốc tế. Việt Nam cũng đã không ít lần tuyên bố việc không chấp nhận Trung Quốc sử dụng đường lưỡi bò trái phép để xâm phạm vào chủ quyền vùng biển của việt Nam. Ngay cả Bộ Ngoại giao Mỹ cũng từng lên tiếng rằng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự ý vẽ ra tại biển Đông hoàn toàn là một bịa đặt vô lý.

Đường lưỡi bò đã xuất hiện từ khi nào?

Đường lưỡi bò được Trung Quốc bịa đặt từ lâu trước đây; thế nhưng từ năm 2009 khi Trung Quốc đơn phương công bố vấn đề này mới trở nên căng thẳng được dư luận thế giới quan tâm.

Trong lịch sử, lần đầu tiên đường lưỡi bò được biết đến là vào 2/1984. Nó được nằm trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo của Nam Hải” thuộc “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân quốc”. Lúc này đường lưỡi bò được cho là có 11 đoạn, chỉ là những nét đứt vô căn cứ không có cơ sở khoa học và không có tọa độ chính xác.

Đường lưỡi bò là “yêu sách” phi lý do Trung Quốc tự vẽ ra

Thậm chí, tất cả các ranh giới cũng đều do một mình Trung Quốc tự vẽ và tự quy ước. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, hình dáng đường lưỡi bò lại có thay đổi khác nhau; có lúc là 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn và cũng có lúc 10 đoạn.

Các hành vi tranh chấp đường lưỡi bò

Khi dư luận Trung Quốc bắt đầu đăng tải tuyên truyền về bản đồ có hình lưỡi bò, tức là muốn tuyên bố chủ quyền với cả đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Đây chính là biểu hiện cho thấy muốn gây chiến với Việt Nam. Ngoài ra, còn một loạt hành động tiếp theo của Trung Quốc cũng nói lên dã tâm chiếm đóng của Trung Quốc.

Đặc biệt phải kể đến sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 phi pháp trên lãnh thổ của Việt Nam trái phép vào ngày 25/6/2014. Điều này đã đẩy việc tranh chấp lên đỉnh điểm và buộc các quốc gia khác cũng phải tham gia vào.

Sự bành trướng của Trung Quốc khi hạ giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Cụ thể, ngày 12/7/2016 tại Hague (Hà Lan) trong vụ kiện đòi chủ quyền đường lưỡi bò, Trung Quốc đã bị thua kiện bởi Philippin nên sau đó sự kiện này mới dần lắng xuống. Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc đã theo quy định Phụ lục VII trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 đã bác bỏ các yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc. Quốc gia này hoàn toàn không chứng minh được các cơ sở pháp lý về chủ quyền, tài nguyên và lịch sử với vùng đất này. Thế nhưng Trung Quốc lại vẫn không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài mà cho rằng các phán quyết đó là vô lý.

Quốc gia này vẫn có dã tâm muốn chiếm đóng vùng biển của Việt Nam. Bằng chứng là những tấm bản đồ có đường lưỡi bò vẫn không ngừng được Trung Quốc sản xuất và tuyên truyền. Nó xuất hiện nhiều ở trên các cuốn sách mà học sinh học hàng ngày, trên áo thương hiệu nổi tiếng hay các bộ phim có rating cao,… Mục đích của chúng là tranh chấp tại biển Đông một cách bất chấp dù có bị chỉ trích hay bị pháp xét. Nó được xem là lý do mà tại Việt Nam có rất nhiều phim Trung Quốc bị cấm sóng.

Quan điểm của Việt Nam về “yêu sách” phi lý đường lưỡi bò của Trung Quốc 

Khi Trung Quốc đơn phương tự tuyên bố bản đồ có chứa đường lưỡi bò, trong đó bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa; Việt Nam đã đứng lên và khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đưa ra được rất nhiều những bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với địa phận lãnh thổ biển này.

Việt Nam cương quyết bảo vệ lãnh thổ, phản đối yêu sách của Trung Quốc

Quan điểm bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện cả trong rất nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Những văn bản có thể kể đến như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X), Chỉ thị 20-CT/ ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 03/ ngày 6/5/1993 của bộ Chính trị khóa VII.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định biển đảo là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng không thể tách rời và mang ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc. Nó đóng quan trọng cả trong sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước. Do đó việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai cả. Đây là nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đều phải chấp hành.

Ngoài ra; với những tranh chấp tại biển Đông thì Việt Nam kiên định không dùng vũ lực, cũng không đe dọa; luôn chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng việc thương lượng hòa bình dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, Việt Nam cũng luôn tuân thủ theo đúng Công ước về luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, tuyên bố về cách ứng xử các bên liên quan trong sự việc tranh chấp tại biển Đông. Do đó Đảng có chủ trương tìm kiếm giải pháp hữu ích lâu dài, đáp ứng các lợi ích chính đáng của các bên liên quan từ đó xây dựng khu vực biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác cùng phát triển.

Sự việc tẩy chay H&M vì đường lưỡi bò

Đây có lẽ là vụ việc mà chúng ta từng được nghe qua. Trên các trang mạng xã hội, cộng đồng mạng Việt Nam đã đồng loạt tẩy chay thương hiệu thời trang H&M khi hãng này thay đổi bản đồ online và trong bản đồ có sự xuất hiện của đường lưỡi bò.

Ở trên fanpage chính thức của H&M bên dưới mỗi bài đăng thương hiệu này nhận được hàng chục nghìn lượt phẫn nộ và các bình luận phản đối việc H&M thay đổi bản đồ.

Sự việc tẩy chay hãng H&M

Ngoài sự phẫn nộ trên mạng xã hội, cộng đồng mạng cũng đã đồng loạt kêu gọi tẩy chay các sản phẩm H&M tại Việt Nam. Hãng loạt người đã yêu cầu hãng phải giải thích về vấn đề này và khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

Cho tới nay, đây là một sự việc tẩy tay nhãn hàng cho thấy sự gay gắt và quyết liệt trong việc bảo vệ lãnh thổ của người Việt Nam. Ngoài ra cũng còn rất nhiều cách sự việc tẩy chay khác từng được công nhận như tẩy chay các nghệ sĩ chia sẻ bản đồ có đường lưỡi bò, cấm chiếu phim có chứa đường lưỡi bò tại các rạp chiếu phim, tẩy chay ứng dụng snapchat vì chứa bản đồ đường lưỡi bò,…

Như vậy, trên đây chúng tôi cùng các bạn đã tìm hiểu rất chi tiết về đường lưỡi bò là gì và những thông tin liên quan đến đường lưỡi bò. Mong rằng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về đường lưỡi bò, từ đó chung tay cùng nâng cao tinh thần bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.

>>> Tham khảo thêm nội dung bài viết: Thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào? Những sự kiện thế giới nổi bật trong thế kỷ 20.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *