Điềm đạm luôn là một đức tính quý báu được nhiều người ca ngợi và hướng bản thân mình tới. Vậy điềm đạm là gì? Nếu còn đang băn khoăn về khái niệm này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về điềm đạm, lý do bạn cần điềm đạm và cả cách để giúp bản thân trở nên điềm đạm hơn!

Điềm đạm là gì?

Điềm đạm là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta đều cần có và cần phải rèn luyện. Đây là phong thái, tính cách của một người nào đó luôn biết giữ cho tâm trạng, cảm xúc của bản thân được “an yên” nhất và không để bản thân bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực.

Khi nhắc tới điềm đạm; người ta luôn biết đến nó với sự bình tĩnh, khiêm tốn, nhẹ nhàng và không nóng nảy gay gắt. Đồng thời cũng phải luôn có phong thái chậm rãi, từ tốn trong cả lời nói và cách ứng xử ở mọi trường hợp, hoàn cảnh khác nhau.

Điềm đạm là gì?
Điềm đạm là gì?

Nhiều người hiểu lầm điềm đạm là thờ ơ với mọi điều xung quanh hay những người này đạt được tới cảnh giới thản nhiên trong mọi chuyện vui buồn của cuộc sống này. Tuy nhiên, trên thực tế thì điềm đạm lại chính là khả năng kiểm soát thật tốt cảm xúc của bản thân; biết phân biệt đúng sai và biết buông bỏ được những cảm xúc tiêu cực. Nhờ đó giúp cho những người này rất hiếm khi phải nổi nóng, to tiếng, tức giận; luôn đưa ra các quyết định đúng đắn, sáng suốt và chính xác.

Lý do bạn cần phải học cách trở nên điềm đạm là gì?

Điềm đạm là một nét tính cách không phải ai sinh ra cũng có được, mà đức tính quý giá này có được cần phải cực khổ rèn luyện trong một thời gian dài. Dưới đây là những lý do cho thấy chúng ta luôn cần phải học cách để trở nên điềm đạm hơn!

Lý do bạn cần phải học cách trở nên điềm đạm là gì?
Lý do bạn cần phải học cách trở nên điềm đạm là gì?

Ít khi đưa ra những quyết định sai lầm thiếu suy nghĩ

Như chúng ta đã biết phong thái của những người điềm đạm luôn nhẹ nhàng, bình tĩnh trước mọi biến cố xảy ra ở trong cuộc sống. Dù đó có là chuyện vui hay chuyện buồn thì những cảm xúc cũng không làm họ mất đi lý trí. Họ sẽ không bao giờ vì tức giận mà làm ra hành động tổn thương bản thân mình và những người xung quanh. Chính sự suy nghĩ thấu đáo này sẽ giúp cho họ biết rằng cảm xúc bực tức chỉ là nhất thời, cũng sẽ trôi qua nhanh và chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết.

Người điềm đạm không bao giờ bị tác động bởi ngoại cảnh, họ luôn luôn giữ được trong mình tâm thái bình tĩnh giải quyết mọi tình huống. Do đó các quyết định sai lầm khiến bản thân phải hối hận rất hiếm khi xảy ra.

Điềm đạm giúp trưởng thành hơn

Người ta luôn nói những người trường thành luôn có sự điềm đạm và chín chắn. Đúng như vậy! Điều này thể hiện trong việc một người giải quyết vấn đề. Tuy nhiên; cần nhớ rằng điềm đạm không có nghĩa là bản thân luôn phải kìm nén cảm xúc, cam chịu hoặc trốn tránh khi có vấn đề xảy ra.

Điềm đạm giúp con người trở nên trưởng thành hơn
Điềm đạm giúp con người trở nên trưởng thành hơn

Những người điềm đạm mang phong thái nho nhã, biết suy xét sự việc ở nhiều góc độ khác nhau. Từ đó giúp họ có cái nhìn thấu đáo hơn, không nóng vội giải quyết nhưng cũng không quá chậm chạp để mọi việc đi quá xa. Việc giải quyết vấn đề 1 cách điềm đạm mang đến rất nhiều lợi ích trong công việc và trong cả cuộc sống hàng ngày.

Ít khi xảy ra căng thẳng với mọi người

Người điềm đạm là những người luôn được đánh giá cao, không phải vì họ không bao giờ xảy ra mâu thuẫn mà cách hành xử của họ khi có mâu thuẫn xảy ra khiến mọi người phải nể phục. Cụ thể khi có mâu thuẫn họ không lẩn tránh các vấn đề xung đột, ngược lại họ biết cách suy nghĩ thấu đáo từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó tìm được hướng giải quyết khéo léo, phù hợp và thấu tình đạt lý nhất.

Đặc biệt, khi xảy ra mâu thuẫn người điềm đạm sẽ hiểu được rằng tranh luận hùng hổ sẽ chỉ làm mọi chuyện trở nên gay gắt hơn thôi. Do đó, họ chỉ bình tĩnh đưa ra những quan điểm thật nhẹ nhàng. Mỗi luận điểm mà họ đưa ra thường đều sẽ có lập luận chặt chẽ và tính thuyết phục cao. Nhờ vậy mà họ vừa dễ dàng thành công giải quyết vấn đề, vừa lấy được thiện cảm của người khác.

Dễ dàng thành công hơn khi trở nên điềm đạm

Điềm đạm chính là 1 trong các tố chất cần thiết mà một người lãnh đạo cần phải có. Bởi, khi đã ở vị trí lãnh đạo thì họ sẽ thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó khăn cần giải quyết. Mỗi quyết định mà người lãnh đạo đưa ra đều ảnh hưởng tới công ty và tới nhiều người khác nữa. Thế nên họ cần phải có đủ sự bình tĩnh, tỉnh táo suy xét mọi thứ và đưa ra được một phương án giải quyết hợp lý nhất.

Điềm đạm là đức tính cần thiết giúp con người dễ dàng đạt được thành công
Điềm đạm là đức tính cần thiết giúp con người dễ dàng đạt được thành công

Người điềm đạm thường dễ thành công hơn so với những người khác, cũng bởi là do họ suy nghĩ bằng lý trí chứ không bao giờ thành động theo cảm tính. Phong thái tự tin, bình tĩnh và nhẹ nhàng là thứ giúp họ ghi điểm trong mắt mọi người.

Các cách trở nên điềm đạm hơn là gì?

Để có thể trở nên điềm đạm hơn con người cần phải trải qua cả 1 quá trình dài tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện và trau dồi bản thân. Dưới đây là một số điều bạn cần phải làm để có thể trở nên điềm đạm hơn:

Tự nhận thức bản thân 

Điều tiên quyết để bạn trở nên điềm đạm hơn đó là cần phải nhận thức thật đúng đắn về bản thân của hiện tại. Đó chính là nhìn ra được ưu và nhược điểm của bản thân mình, từ đó mới có thể sửa chữa và thay đổi để trở nên tốt hơn. Một số điểm bạn cần chú ý ở bản thân mình như:

  • Cần xem xét xem bản thân có phải là một người dễ nổi nóng hay không?
  • Bạn có đang thực sự kiểm soát tốt những cảm xúc của mình hay không?
  • Bạn còn hay giận dỗi người xung quanh hay không?
  • Cách mà bạn thể hiện cơn tức giận của mình như thế nào?

Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi như trên, nếu như bạn muốn hình thành sự điềm đạm của bản thân thì cần phải hình thành tâm lý muốn thay đổi bản thân. Các bạn có thể từ từ, từng chút một cải thiện sự nóng giận, sự mất bình tĩnh của bản thân và không cần phải quá gượng ép mình. 

Chấp nhận và ít than phiền

Thời gian của mỗi người đều có hạn, nên chắc hẳn chẳng ai muốn lãng phí nó để than phiền về những điều không hay trong cuộc sống. Hành động than phiền thật vô nghĩ; không những không giúp cho bản thân chúng ta tốt lên, mà ngược lại nó còn khiến chúng ta cảm thấy phiền muộn hơn nhiều.

Chấp nhận, ít than phiền để học cách điềm đạm và vui vẻ hơn
Chấp nhận, ít than phiền để học cách điềm đạm và vui vẻ hơn

Do đó, thay vì thường xuyên than phiền về những chuyện không vui chúng ta nên hướng tới những điều đẹp đẽ tích cực hơn. Nó giúp bản thân có thể nhìn thấy những hi vọng của cuộc sống, đồng thời giúp bản thân mình ngày càng phát triển hơn.

Tất nhiên đôi khi chúng ta cũng có thể chia sẻ một chút những khó khăn bản thân đang gặp phải với người thân xung quanh nhằm giải tỏa cảm xúc tiêu cực, nhận được đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia. Bên cạnh đó là lời góp ý giúp chúng ta vượt qua những khó khăn ấy.

Học cách lắng nghe

Để trở thành một con người điềm đạm, đôi khi các bạn cũng cần phải học cách để lắng nghe nhiều hơn; lắng nghe những người xung quanh và lắng nghe cả chính bản thân mình nữa. Chỉ khi chúng ta lắng nghe thì mới có cơ hội để hiểu chính mình và người khác. Học cách lắng nghe cũng là một phương pháp rất tốt để rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân mình.

Ngoài ra, việc lắng nghe còn giúp chúng ta có được cái nhìn đa chiều về các vấn đề hay sự kiện. Đồng thời giúp bản thân chúng ta biết cách phản ứng phù hợp cho hoàn cảnh hiện tại. Càng nghe nhiều sẽ càng giúp chúng ta học được nhiều thứ hơn nữa.

Đọc sách

Đọc sách đóng một vai trò quan trọng hình thành nên nhân cách và cách hành xử của một người. Sách chính là một nguồn tri thức rộng lớn giúp chúng ta có hiểu biết sâu rộng hơn, nhìn thế giới một cách đa chiều. Có thể nói đọc sách vừa giúp con người trở nên kiên nhẫn và điềm đạm hơn; vừa giúp con người có thêm nhiều kiến thức.

Đọc sách giúp rèn luyện được sự kiên nhẫn từ đó giúp chúng ta điềm đạm
Đọc sách giúp rèn luyện được sự kiên nhẫn từ đó giúp chúng ta điềm đạm

Chọn lọc những điều để đưa vào tâm trí

Chọn lọc những thông tin, kiến thức đưa vào tâm trí sẽ giúp bản thân chúng ta có một cái nhìn tích cực và lạc quan hơn rất nhiều. Nó không những giúp con người dễ nhìn vào những mặt tích cực khi có chuyện không may xảy ra, đồng thời còn giúp chúng ta bình tĩnh điềm đạm trước sự cố. Những ghen tị, nóng giận, bực tức và tiêu cực sẽ chẳng thể xuất hiện nếu như trong tâm trí chúng ta luôn tồn tại điều tích cực.

Biết ơn mọi thứ

Nuôi dưỡng một tấm lòng biết ơn không những mang lại lợi ích về sức khỏe tinh thần, mà còn giúp con người hành xử có văn hóa hơn. Lòng biết ơn đem đến một niềm hạnh phúc từ sâu trái tim, giúp tâm trạng con người trở nên lạc quan và trở nên vui vẻ, yêu đời hơn.

Không những thế đây còn là nguồn năng lượng dồi dào giúp chúng ta cảm nhận được những cảm xúc tích cực. Qua đó đem đến lợi ích to lớn cho việc phát triển bản thân và sự nghiệp.

Như vậy chúng ta đã cùng đi tìm hiểu thật kỹ về điềm đạm là gì. Có thể thấy những người điềm đạm luôn toát lên khí chất khiến nhiều người nể phục. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin giúp bạn hiểu hơn về điềm đạm và tầm quan trọng của nó. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *