Đa số người hướng ngoại sẽ có tính cách sôi nổi, hòa đồng và dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Trong khi đó những người sống nội tâm hoàn toàn ngược lại. Vậy người sống nội tâm là gì? Đặc điểm tính cách này ó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về kiểu tính cách này nhé!
Sống nội tâm là gì?
Cắt nghĩa từ “nội tâm” chúng có: Nội là bên trong, còn tâm là tình cảm, suy nghĩ, ý chí của mỗi người. Hiểu đơn giản nội tâm chính là tâm tư, tình cảm của mỗi người nhưng không bộc lộ ra bên ngoài. Và đây cũng được xem là một phần của tính cách con người.
Những người sống nội tâm thường không chia sẻ về cảm xúc, tâm tư của mình. Họ thường hướng mọi cảm xúc từ vui vẻ, buồn bã, phẫn nộ,… vào bên trong, không bộc lộ ra cho bất kỳ ai thấy được.
Người hướng nội thường ít nói, không hòa đồng và năng động như người hướng ngoại. Họ cũng chỉ bộc lộ những điều mà bản thân nghĩ là cần thiết và có ý nghĩa. Vì vậy khi mới tiếp xúc, chúng ta thường cảm thấy họ khó gần, không thể nắm bắt được tâm lý, suy nghĩ của họ.
Đặc điểm của những người sống nội tâm là gì đã được cả thế giới công nhận. Không hẳn sống khép kín, họ vẫn có bạn bè, cũng tâm sự với người thân nhưng không bộc lộ quá nhiều cảm xúc.
Các dấu hiệu nhận biết một người sống nội tâm là gì?
Để biết bản thân hay mọi người xung quanh có phải là người hướng nội hay không, có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Ngại nói chuyện điện thoại
Người hướng nội khá khó khăn để trò chuyện qua điện thoại, ngay cả với người thân hoặc bạn bè. Lý do là bởi họ không có cảm giác chân thực với hình thức nói chuyện qua điện thoại. Những người sống nội tâm rất dễ bị sao nhãng, cảm thấy phiền toái bởi các cuộc gọi đến.
Không trả lời tin nhắn ngay
Người nội tâm cũng không muốn trả lời tin nhắn ngay. Họ cần phải hoàn thành các việc đang dang dở sau đó mới có thể dành thời gian để đọc cũng như phản hồi tin nhắn.
Có chọn lọc khi giao tiếp
Những người sống nội tâm không xa lánh hoàn toàn với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên họ cần thời gian hơn để thích nghi, cởi mở hơn với những mối quan hệ mới. Tất nhiên họ cũng không để tâm những người, những mối quan hệ mà bản thân không thấy thoải mái.
Không thích trò chuyện xã giao
Khi tìm hiểu người sống nội tâm là gì, bạn sẽ thấy họ thích các cuộc trò chuyện với mối quan hệ thân thiết. Hướng phát triển suy nghĩ có chiều sâu hơn nên không ưa các câu chuyện xã giao. Trong trường hợp bắt buộc, họ cũng cố gắng tương tác để tạo sự thoải mái cho đối phương.
Thích một mình và dễ bị căng thẳng
Người sống nội tâm cần có không gian riêng tư để thư giãn. Khi phải tham gia các sự kiện, bữa tiệc đông người hoặc không thân thiết, họ sẽ cảm thấy áp lực. Đồng thời gặp nhiều khó khăn để giao tiếp và mất nhiều thời gian để khôi phục lại năng lượng.
Thích đi chơi với nhóm bạn ít người
Người nội tâm thường thích đi chơi với một nhóm bạn ít người – những người thân thiết với mình. Bởi vậy họ có thể nói chuyện, chia sẻ một cách cởi mở, không cảm thấy áp lực. Cũng bởi ít bạn bè nên người sống nội tâm rất chân thành và coi trọng các mối quan hệ mà mình có.
Giỏi quan sát và giỏi đưa ra kết luận
Những người hướng nội thường không giỏi giao tiếp nhưng lại có khả năng quan sát vô cùng tốt. Bên cạnh đó, họ luôn suy nghĩ và tính toán kỹ lợi hại và đúng sai trước khi đưa ra quyết định.
Họ cũng tìm hiểu kỹ mọi vấn đề khi tranh luận để đưa ra hướng xử lý cẩn thận, rõ ràng và thuyết phục. Do đó mà nhiều người thích tâm sự với người nội tâm bởi họ có thể thấu hiểu, lắng nghe và cho những lời khuyên thấu đáo.
Sống nội tâm có ưu điểm gì? Sống hướng nội có tốt không?
Sống nội tâm cũng là một phần tính cách của con người. Nhiều người cho rằng người sống nội tâm khó gần, khó tiếp xúc bởi họ không hay trò chuyện với người lạ. Điều này có phần đúng nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy người hướng nội vẫn rất hòa đồng.
Những người sống nội tâm thường tự mày mò hơn là phải đi nhờ vả người khác. Họ chấp đi đường vòng, thà chậm hơn nhưng không muốn nhận sự chỉ dẫn từ mọi người xung quanh.
Họ nói ít làm nhiều, ngay cả khi đạt được thành tựu cũng không khoe khoang. Người hướng nội không lập dị mà ngược lại, họ rất thu hút bởi sự tinh ý, khả năng quan sát và có thể đưa ra lời khuyên hữu ích.
Khi chưa tiếp xúc, có thể bạn sẽ thấy người sống nội tâm rất khó gần. Tuy nhiên nếu đã trở nên thân thiết, chúng ta sẽ thấy rằng họ là người tử tế, thân thiện. Đặc biệt, người sống nội t cũng có nhiều ưu điểm mà người hướng ngoại không có.
Công việc phù hợp cho người sống nội tâm
Với tính cách đặc biệt, người hướng nội nên chọn lựa cho mình một công việc phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, không bị áp lực hay stress vì các mối quan hệ. Dưới đây là một số gợi ý công việc dành cho người hướng nội:
Content (hoặc copywriter)
Content là công việc phù hợp cho những người sống nội tâm. Công việc này liên quan đến viết lác, chủ yếu làm việc với màn hình máy tình. Tuy nhiên để làm được content writer, bạn cần có tư duy về ngôn ngữ, khả năng lập luận và cách diễn đạt tốt.
Tài chính – kế toán
Khi cân nhắc công việc dành cho người sống nội tâm là gì, tài chính – kế toán cũng là lựa chọn hợp lý. Công việc này liên quan đến tiền bạc, các con số, đòi hỏi sự tập trung cao độ. Người hướng nội thường tỉ mỉ, kỹ lưỡng, biết sắp xếp công việc nên rất phù hợp với ngành nghề này.
Lập trình viên
Các lập trình viên, người phát triển phần mềm thường cần sự yên tĩnh, kỹ năng quan sát, học hỏi tốt. Người sống nội tâm sẽ có những lợi thế cần thiết để theo học ngành này.
Luật sư
Luật sư chính là lựa chọn thể phù hợp cho câu hỏi người sống nội tâm nên làm nghề gì. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết để tìm được các lập luận phù hợp để tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Nhân viên chăm sóc sức khỏe
Người sống nội tâm có khả năng lắng nghe, quan sát tốt nên dễ dàng thấu hiểu mong muốn của người khác. Do đó, nhân viên chăm sóc sức khỏe là người hướng nội sẽ mang đến cảm giác an toàn, thoải mái cho người bệnh.
Kết luận
Vừa rồi là toàn bộ thông tin mà Maytaoamcongnghiep tổng hợp được về câu hỏi sống nội tâm là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểu tính cách này và xây dựng được các mối quan hệ lâu bền và gắn kết nhất!