Quáng gà là một bệnh lý về mắt, đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà bạn cần nắm rõ được để cải thiện triệu chứng, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt. Vậy quáng gà là gì? Nguyên nhân cũng như cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bị quáng gà là gì?

Quáng gà, hay còn được biết đến là bệnh mù đêm hoặc thoái hóa sắc tố võng mạc, được gọi là nyctalopia trong tiếng Anh. Đây là một bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt với biểu hiện là sự suy giảm thị lực và hạn chế tầm nhìn trong điều kiện thiếu sáng, đặc biệt là vào chập tối và đêm.

Bị quáng gà là gì?
Bị quáng gà là gì?

Thực tế, mắt có 2 nhóm tế bào tiếp nhận tín hiệu ánh sáng gồm tế bào hình nón và hình que. Những tế bào hình que chứa sắc tố rhodopsin cho mắt cảm nhận được tín hiệu từ những luồng ánh sáng yếu. Nếu xảy ra suy giảm sắc tố rhodopsin, các tế bào này sẽ hoạt động kém đi, gây tổn thương. Từ đó khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm, đó chính là bệnh quáng gà.

Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh.

Biểu hiện của người bị quáng gà

Thực tế thì bị quáng gà khá dễ nhận biết. Khi bị quáng gà, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

Bị quáng gà khiến tầm nhìn kém khi về đêm
Bị quáng gà khiến tầm nhìn kém khi về đêm
  • Thị lực giảm rõ rệt khi người bệnh nhìn trong bóng tối, điều kiện ánh sáng kém, thường là khi chập tối, đi ra ngoài vào ban đêm, nhà tối nhưng chưa bật đèn,…
  • Khi thay đổi độ sáng từ chỗ sáng vào bóng tối, người bị quáng gà không kịp điều chỉnh thị lực. Thậm chí, thị lực bị suy giảm ngay cả khi đang ở khu vực có đầy đủ ánh sáng.
  • Thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) bị thu hẹp dần, trường hợp nặng thị trường thu hẹp nghiêm trọng sẽ thành hình ống. Khi đó tầm nhìn của bệnh nhân như đang nhìn qua một chiếc ống. Có người bị ám điểm, nghĩa là xuất hiện các vùng nhỏ không nhìn thấy ở trong thị trường. Bệnh càng nặng thì ám điểm càng lan rộng.
  • Khi thăm khám lâm sàng bên ngoài mắt thì rất khó để phát hiện ra chứng quáng gà, trừ trường hợp bệnh nhân bị đục thủy tinh thể nặng. Soi đáy mắt giúp quan sát thấy ở trong võng mạc ngoại biên có đám sắc tố hình dạng tế bào xương, động mạch võng mạc sẽ bị thu nhỏ, phù hoàng điểm có dạng nang, đĩa thị giác bạc màu,…

Nguyên nhân bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà xuất phát từ các rối loạn của những tế bào que trong võng mạc, là các tế bào có vai trò hỗ trợ mắt nhìn thấy hình ảnh ở trong bóng tối. Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh quáng gà giúp các bác sĩ nhãn khoa đưa ra những cách chữa bệnh quáng gà phù hợp cho từng người bệnh.

Thiết vitamin A có thể gây quáng gà
Thiết vitamin A có thể gây quáng gà

Một số nguyên nhân gây bệnh quáng gà đã được nghiên cứu như sau:

  • Thiếu vitamin A: Dẫn chất carotenoid trong vitamin A là thành phần không thể thiếu giúp hình thành sắc tố rhodopsin ở tế bào hình que cho mắt nhận biết điều kiện ánh sáng yếu. Do đó, khi bị thiếu vitamin A kéo dài thì mắt bạn có thể bị quáng gà.
  • Tăng nhãn áp: Làm thoái hóa thần kinh thị giác, tổn thương thành phần trong ổ mắt, thoái hóa điểm vàng,… theo thời gian sẽ khiến thị lực suy giảm dẫn đến xuất hiện quáng gà.
  • Đục thủy tinh thể: Do thủy tinh thể bị đục cho nên luồng sáng đi vào mắt bị cản trở, kết quả là lượng ánh sáng nhận được của những cơ quan cảm thụ mắt ít hơn so với ánh sáng thực tế ở trong môi trường và khả năng nhìn kém.
  • Viêm võng mạc sắc tố: Bệnh này xảy ra do đột biến gen, khiến khả năng hoạt động và trưởng thành của những tế bào nhận cảm ánh sáng tại võng mạc bị ảnh hưởng, từ đó sinh ra bệnh quáng gà.
  • Một số bệnh lý khác: Keratoconus, tiểu đường hay tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến sự hình thành bệnh quáng gà.
Đục thủy tinh thể cũng có thể gây quáng gà
Đục thủy tinh thể cũng có thể gây quáng gà

Người có nguy cơ bị quáng gà

Từ những nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể thấy nhóm đối tượng dễ mắc bệnh quáng gà gồm:

  • Những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hay trẻ suy dinh dưỡng, nếu không được cung cấp đủ Vitamin A trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến tình trạng quáng gà.
  • Bệnh nhân suy tuyến tụy cũng có nguy cơ thiếu Vitamin A do rối loạn hấp thu chất béo khiến Vitamin A cũng không được hấp thu. Từ đó có nguy cơ bị quáng gà.
  • Sự tăng đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường có thể gây biến chứng trên mắt, đây cũng là một yếu tố nguy cơ mắc quáng gà.
Người già dễ bị quáng gà
Người già dễ bị quáng gà

Biện pháp điều trị bệnh quáng gà

Cách chữa bệnh quáng gà sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu như bị quáng gà do cận thị, do đục thủy tinh thể hay thiếu vitamin A thì có thể điều trị được bằng cách khắc phục nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh quáng gà có tính bẩm sinh hoặc do di truyền thì việc điều trị hiện còn gặp nhiều khó khăn và chỉ mang tính chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho mắt, điều trị triệu chứng nhằm làm chậm tiến triển của bệnh.

Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa bệnh quáng gà bao gồm:

  • Quáng gà do thiếu vitamin A: Với những người bị quáng gà do thiếu vitamin A thì cần được tăng cường bổ sung vitamin A theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng vitamin A cần tuân thủ theo chỉ định vì nếu sử dụng quá liều vitamin A sẽ gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Quáng gà do đục thủy tinh thể có thể chữa bằng cách phẫu thuật
Quáng gà do đục thủy tinh thể có thể chữa bằng cách phẫu thuật
  • Quáng gà do đục thủy tinh thể: Thông thường với những ca bị quáng gà do bị đục thủy tinh thể thì phẫu thuật thay thủy tinh thể chính là giải pháp được ưu tiên chọn lựa để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
  • Quáng gà do cận thị: Với những người bị cận thị mắc quáng gà thì hạn chế sự suy giảm thị lực của bệnh nhân bằng việc cho người bệnh đeo các loại kính cận (dạng kính gọng hay kính áp tròng) sẽ giúp cải thiện thị giác vào cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Với trường hợp bị quáng gà do Glocom: Áp dụng những biện pháp để giảm nhãn áp như dùng thuốc hạ nhãn áp, phẫu thuật,… để tránh gây thêm những tổn thương cho võng mạc. Bằng cách này chúng ta có thể kiểm soát bệnh quáng gà không tiến triển nặng hơn.
  • Quáng gà do di truyền: Hiện không có bất cứ phương pháp điều trị nào cho những người mắc quáng gà do di truyền. Vì thế, những biện pháp được áp dụng chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng quáng gà, đồng thời kiểm soát thời gian tiến triển của bệnh. Người bị quáng gà do di truyền thì nên:
  • Tập di chuyển ở trong điều kiện ánh sáng kém và làm quen dần với bệnh.
  • Tuyệt đối không tham gia giao thông lúc trời tối.
  • Khám mắt định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh và thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh. Chính vì vậy việc phòng tránh bệnh một cách chủ động sẽ giúp bạn có một đôi mắt sáng khỏe. Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh quáng gà mà bạn cần áp dụng: 

Bổ sung đủ vitamin A cho khẩu phần ăn
Bổ sung đủ vitamin A cho khẩu phần ăn
  • Bổ sung vitamin A: Tùy đối tượng mà việc bổ sung vitamin A có sự khác nhau về liều lượng cũng như thời điểm bổ sung. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi cần được đưa đến cơ sở y tế để bổ sung vitamin A theo định kỳ 1 năm 2 lần. Với phụ nữ sau sinh thì cần bổ sung vitamin A liều cao 1 lần vào 1 tháng sau sinh con.
  • Ăn thức ăn giàu vitamin A: Có nhiều thực phẩm màu cam, màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A như là cải bó xôi, bí đỏ, cà rốt, dưa vàng, xoài, bông cải xanh, khoai lang mật, ớt chuông, cà chua,… Một số thực phẩm nguồn gốc từ động vật chứa nhiều vitamin A như thịt, cá, trứng gia cầm, gan động vật, sữa bò, cá biển,…
  • Thăm khám định kỳ: Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện tình trạng bệnh sớm. Chú ý khi thấy những dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, tầm nhìn ngắn, thị trường thu hẹp, không nhìn được trong bóng tối… thì nên đi khám để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
  • Tuân thủ quy định điều trị: Với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, giác mạc hình chóp,… có nguy cơ gây bệnh quáng gà thì cần uống thuốc, tập luyện cũng như đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm soát bệnh tốt những bệnh này là biện pháp phòng bệnh quáng gà hiệu quả.

Bài viết là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về bệnh quáng gà là gì? Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Vậy nên, bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh nguy cơ bị quáng gà. Và đừng quên chia sẻ kiến thức bổ ích này cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Tinh bột kháng là gì? Tác dụng, các thực phẩm có tinh bột kháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *