Nổi mề đay kiêng gì là thông tin được nhiều người tìm kiếm. Bởi đây là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt sần, ngứa ngáy khó chịu trên da. Nắm rõ những việc kiêng khem khoa học dưới đây sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được kiểm soát.
Tổng quan chung về bệnh nổi mề đay
Trước khi giải đáp thắc mắc nổi mề đay kiêng gì, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin tổng quan về tình trạng này nhé. Mề đay, còn được gọi là bệnh mày đay. Đây là một bệnh ngoài da xuất hiện khi làn da phản ứng với các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là sự xuất hiện các nốt sần màu hồng hoặc đỏ giống như nốt muỗi đốt. Mày đay có thể xuất hiện ở mọi khu vực trên cơ thể, đặc biệt là ở những vùng da thường bị bó chặt như nịt bụng, lưng quần…
Những vết mày đay thường gây ngứa, sưng phù và gây cảm giác khó chịu. Người bệnh càng gãi càng làm lan rộng các nốt sần, dẫn đến trầy da và nhiễm trùng. Bệnh cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, đau khớp, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, khó thở, đau đầu và thậm chí có thể gây trụy tim mạch.
Nổi mề đay kiêng gì?
Nổi mề đay không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, việc xuất hiện nốt mề đay ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ, phía trước ngực, cũng gây tác động tiêu cực đến thẩm mỹ, tâm lý bệnh nhân. Để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, người bệnh cần chú ý kiêng khem một số vấn đề sau:
Kiêng gãi
Phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nổi mày đay là gãi. Tuy nhiên, việc gãi không giúp giảm cảm giác ngứa, mà còn làm lan rộng vùng da nổi mày đay. Đặc biệt, nếu gãi nhiều, có thể gây tổn thương da, tăng khả năng nhiễm khuẩn và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bị nổi mẩn ngứa người bệnh cần kiềm chế việc gãi, tránh tình trạng tự làm tổn thương da và làm lan rộng vết mề đay.
Kiêng dùng hóa mỹ phẩm
Mỹ phẩm có thể trở thành tác nhân gây dị ứng, mẩn ngứa khi cơ thể phản ứng với các thành phần trong nó. Thậm chí, ở những người có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có các thành phần dịu nhẹ cũng có thể gây dị ứng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, người bệnh nên ngưng sử dụng mỹ phẩm cho đến khi xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Kiêng thực phẩm giàu đạm
Hàm lượng đạm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Một số thực phẩm chứa nhiều đạm người bệnh cần kiêng như tôm, hải sản, thịt bò, cua, cá biển,…
Ngoài ra, khi mắc mày đay, hệ thống miễn dịch của cơ thể đang ở trạng thái suy giảm. Nếu tiếp tục ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, cơ thể sẽ khó tiếp nhận và chuyển hóa, tăng khả năng gây kích ứng. Việc tiếp tục sử dụng các thực phẩm này có thể làm tình trạng dị ứng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiêng ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Nổi mề đay cần kiêng những gì? Khi bị mề đay, mẩn ngứa người bệnh cũng cần kiêng các loại thực phẩm nhiều đường, muối. Những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, làm cho các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, thực phẩm giàu đường có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm cho các vết mẩn ngứa trên da khó lành và tăng tỷ lệ tái phát.
Kiêng ăn đồ cay, nóng
Những thực phẩm này không chỉ tạo cảm giác nóng mà còn là chất kích thích gây ngứa ngáy trên cơ thể. Vì vậy, để tránh tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn, khi có dấu hiệu mẩn ngứa, nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn và gia vị có tính cay nóng. Thực phẩm chiên rán cũng có tính chất tương tự, và những người thường xuyên gặp vấn đề với mẩn ngứa nên được hạn chế để không làm gia tăng các triệu chứng mẩn ngứa.
Kiêng sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu người mắc mề đay tiếp tục sử dụng các chất kích thích này, quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngoài việc tránh ăn các loại thực phẩm được đề cập, để tăng hiệu quả quá trình điều trị người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và các loại vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về nổi mề đay
Bên cạnh những điều cần kiêng như trên, khi bị nổi mề đay một số vấn đề cũng được khá nhiều bạn thắc mắc. Cụ thể như:
Nổi mề đay có kiêng gió không?
Nổi mề đay có phải kiêng gió không? Theo quan điểm Đông y, mề đay do chứng phong hàn, xuất phát từ sự tiếp xúc với gió. Do đó, nhiều bác sĩ Đông y khuyên người bệnh tránh gió để giảm thiểu triệu chứng mề đay. Tuy nhiên, theo quan điểm của Y học hiện đại, ngoại trừ yếu tố thời tiết, những nguyên nhân khác như thực phẩm, hóa chất, hoa phấn cũng có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay.
Việc kiêng gió không cần thiết. Người bệnh chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Việc kiêng gió chỉ cần thực hiện khi cơ địa người bệnh dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc môi trường sống. Nếu kiêng khem quá mức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Vậy nổi mề đay có kiêng nước không?
Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì? Theo quan niệm dân gian, cả trẻ nhỏ, người lớn khi bị mề đay đều cần kiêng nước. Quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác. Khi mắc mề đay, nhất là trong mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ tế bào chết trên da. Nếu không vệ sinh cá nhân thường xuyên, dầu nhờn nhiều cộng với vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho các đốm mề đay. Vì vậy, nếu người bệnh không tắm rửa, tình trạng mẩn ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi cơ thể bị mề đay, làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương, việc tắm rửa cần tuân theo những hướng dẫn sau để giảm ngứa ngáy khó chịu:
- Tắm bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm có nhiệt độ thích hợp, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh để không kích thích da. Nước nóng có thể làm mất ẩm và làm khô da, tăng cảm giác ngứa và kích thích như là bị bỏng. Nước lạnh dễ gây sốc nhiệt, không tốt cho sức khỏe.
- Tránh chà xát mạnh: Người mắc mề đay khi tắm cần tránh chà xát quá mạnh để không làm tổn thương da, giảm nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo trên da.
- Giới hạn thời gian tắm: Bệnh nhân mề đay chỉ nên tắm một lần mỗi ngày và không quá 10 phút mỗi lần. Tắm lâu có thể làm mất ẩm tự nhiên của da, làm khô da và tăng cảm giác ngứa ngáy.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da: Khi chọn sữa tắm, gel tẩy tế bào chết, nên ưu tiên các sản phẩm đã sử dụng trước đó hoặc chọn những sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần thiên nhiên, tránh gây kích ứng. Người có làn da nhạy cảm cần đặc biệt chú ý, vì sử dụng sản phẩm không phù hợp sẽ làm tăng mức độ mề đay tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nổi mề đay kiêng gì? Bằng cách tuân thủ những lưu ý, kiêng khem khoa học này sẽ giúp tình trạng bệnh của người bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
>>> Xem thêm bài viết: Botulinum là gì? Những điều nên biết về botulinum