Ngày nay, việc sử dụng những thiết bị máy lọc không khí, nước để đảm bảo yêu cầu vệ sinh ngày càng trở lên phổ biến hơn. Để nâng cao hiệu quả và khả năng loại bỏ các vi khuẩn, bụi mịn PM2.5… Thì hầu hết các thiết bị sử dụng màng lọc HEPA. Vậy HEPA là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại màng lọc diệt khuẩn này thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
HEPA là gì? Phân loại màng lọc HEPA
HEPA viết tắt từ High Efficiency Particulate Air và được hiểu là bộ lọc không khí hiệu suất cao. Với cấu tạo từ những sợi tổng hợp có kích thước cực nhỏ. Chỉ từ 0.2 đến 2 µm xếp chồng lên nhau, tạo thành lớp lọc cực kỳ hiệu quả. Nhờ vậy giúp khả năng lọc sạch các loại bụi bẩn, nấm mốc thậm chí là những loại bụi với kích thước cực nhỏ như vi khuẩn hay phấn hoa.
Về cơ bản, màng lọc HEPA đang được biết đến với 3 loại chính là HEPA, EPA, ULPA. Mỗi loại sẽ có chỉ số khả năng lọc bụi khác nhau. Tùy vào mức độ ôi nhiễm cũng như đặc thù riêng của từng nơi mà chọn lựa loại màng lọc phù hợp.
- ULPA hay còn được biết đến với cái tên Ultra- Hepa với chỉ số lọc lên tới 99, 99995%. ULPA với khả năng loại bỏ những loại bụi bẩn có kích thước nhỏ đến cực nhỏ từ 0.3 micromet.
- HEPA: đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay dưới hai dạng là H13 và H14. H13 cho khả năng loại trừ đến 99,95% và 99,995% là chỉ số lọc của H14.
- Cuối cùng là EPA, thường được sử dụng tại những nơi có chỉ số bụi không quá nghiêm trọng. Khả năng lọc bụi của EPA dao động khoảng 99,5% với 3 chỉ số E10, E11 và E12.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của HEPA
Thông thường hệ thống lọc không khí có thứ tự sắp xếp bộ lọc như sau: Trước tiên không khí được đưa vào sẽ đi qua bộ lọc sơ cấp. Tại đây một lượng bụi với kích thước lớn sẽ được màng lọc giữ lại. Kế đến những hạt bụi với kích thước nhỏ hơn sẽ bị giữ lại bởi màng lọc thứ cấp được lắp đặt ngay sau đó. Cuối cùng sau khi đã trải qua 2 màng lọc sơ cấp và thứ cấp, không khí được đưa đến màng lọc HEPA. Tại đây, những loại bụi với kích thước nhỏ đến cực nhỏ sẽ tiếp tục được lọc bỏ. Và sẽ trả lại luồng không khí an toàn cho chúng ta.
Thực tế người ra sử dụng sợi thủy tinh hoặc sợi tổng hợp xếp chồng lên nhau theo trình tự nhất định để tạo thành màng lọc HEPA. Bên cạnh đó bộ phận cố định màng hay còn gọi là khung màng lọc. Thường được tạo từ chất liệu nhôm, inox, gỗ hoặc GI.
Ứng dụng của màng lọc HEPA hiện nay?
Xã hội phát triển thì vấn đề vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ngày càng đặc biệt được chú trọng. Do đó, việc sử dụng thiết bị làm sạch nói chung hay những sản phẩm được trang bị màng lọc HEPA nói riêng ngày càng trở lên rộng rãi và phổ biến hơn. Vậy cụ thể chúng thường được sử dụng như thế nào?
Bệnh viện hay những không gian thuộc lĩnh vực y tế
Tại những không gian này, vấn đề vệ sinh, diệt khuẩn luôn đặc biệt quan trọng bởi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như hiệu quả quá trình chữa bệnh.
Những thiết bị lọc, điều hòa không khí
Máy hút ẩm là một ví dụ điển hình. Khá nhiều model máy hút ẩm hiện nay được trang bị cho mình hệ thống màng lọc HEPA. Qua đó loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và mang đến không gian sinh hoạt an toàn.
Ngoài ra, HEPA cũng cực kỳ quen thuộc trong bộ lọc không khí của xe hơi. Hay chính những thiết bị làm mát, điều hòa không khí được sử dụng trong gia đình.
Các ngành công nghiệp chế tạo linh kiện, chế biến thực phẩm
Bụi bẩn được coi là khắc tinh của những ngành công nghiệp chế tạo linh kiện máy tính hay chế biến lương thực thực phẩm. Đương nhiên một thiết bị làm sạch hiện đại với màng lọc HEPA là hoàn toàn cần thiết.
Bộ lọc máy hút bụi công nghiệp
Bộ lọc HEPA được trang bị cực kỳ phổ biến trên những dòng máy hút bụi công nghiệp nhà xưởng thuộc phân khúc cao cấp như IPC, Clepro… Đây được xem là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả nhu cầu làm sạch được đặt ra.
Trên đây là một vài những thông tin về màng lọc HEPA, cấu tạo cũng như ứng dụng của nó. Hy vọng, có thể giúp bạn hiểu hơn về loại màng lọc đang được sử dụng cực kỳ phổ biến.