Đường đồng mức là khái niệm quen thuộc trong công tác đo đạc địa hình mà bất kỳ kỹ sư nào cũng phải biết. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người trong ngành thì chắc chắn sẽ không hiểu rõ về điều này. Vậy đường đồng mức là gì? Tính chất và ứng dụng của bản vẽ đường đồng mức là gì? Hãy cùng maytaoamcongnghiep.com khám phá và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đường đồng mức là gì Địa lý lớp 6?

đường đồng mức là gì
Khái niệm điểm đường đồng mức là gì lớp 6?

Theo định nghĩa môn Địa lí 6 đường đồng mức là gì? – Đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ, là các đường tròn lượn sóng được sử dụng trên bản đồ địa hình 2 chiều nhằm mô tả độ cao trên mặt đất.

Tùy thuộc vào tỷ lệ của bản đồ so với tình hình thực tế mà các khoảng cao có thể là 10m, 5m, 1m. Các khoảng cách thưa hay mau của đường đồng mức trong bản đồ địa hình đang được thể hiện trên bản đồ, đường đồng mức càng thưa thì địa hình càng thoải. Ngược lại, đường đồng mức mà càng mau thì địa hình càng dốc.

Canh tác theo đường đồng mức là gì?

Canh tác theo đường đồng mức là việc trồng trọt, cày bừa, đánh luống theo đường đồng mức. Điều này có tác dụng ngăn cản dòng nước và giảm tình trạng xói lở mặt đất. 

Đường đồng mức có những loại nào?

Theo Địa lý lớp 6, đường đồng mức được chia thành 4 loại, bao gồm những đường sau:

các đường đồng mức là gì
Phân loại đường đồng mức
  • Đường bình độ con: Đây là những đường được vẽ bằng các nét liền mảnh
  • Đường bình độ cái: Là những đường đồng mức được vẽ bằng nét liền đậm
  • Đường bình độ phụ: Là đường được biểu thị bằng các nét đứt và sẽ được thêm vào khi cần thiết.
  • Đường bình độ giữa 1/2

Lưu ý, cứ 2 đường bình độ cái liên tiếp thì sẽ chứa 4 đường bình độ con. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao với nhau.

Ý nghĩa của các đường đồng mức là gì?

Trong bản đồ lớn, các đường đồng mức được dùng để giữa cho bản đồ dễ đọc và dễ hiểu hơn. Vì vậy, các kỹ sư có thể tìm ra được độ cao điểm trung gian, các đường đồng mức được sử dụng để có kế hoạch khai thác hợp lý nhất.

Đường đồng mức trên bản đồ còn được sử dụng để ước tính đo đạc diện tích đất cho bất kỳ 1 loại cấu trúc nào như đập, cầu hoặc đường,… Thông qua các đường đồng mức mà chúng ta có thể tính toán được độ cao dọc của 1 khu vực, và cùng 1 cách để tính cả khoảng cách ngang.

Tính chất của đường đồng mức là gì?

Dưới đây là 1 vài đặc trưng của các đường đồng mức được thể hiện trên bản đồ nhằm phục vụ cho công việc khảo sát địa hình:

tính chất đường đồng mức là gì
Tính chất đường đồng mức
  • Các đường đồng mức sẽ không bao giờ giao nhau, cũng như không nằm song song với nhau.
  • Những đường đồng mức nằm ở gần nhau sẽ thể hiện cho địa hình có độ dốc, các đường đồng mức càng gần thì độ dốc cũng sẽ càng lớn.
  • Đường đồng mức sẽ thể hiện độ cao của địa hình, nếu cao tại đây cao hơn so với khu vực trung tâm của khu vực cần thực hiện khảo sát thì đó sẽ là núi hoặc đồi.
  • Những khu vực địa hình có độ dốc nhẹ sẽ được thể hiện bằng những đường đồng mức nằm cách xa nhau, càng xa thì độ dốc sẽ càng ít.
  • Các điểm cùng nằm trên 1 đường đồng mức thì sẽ có cao độ giống như nhau.
  • Những đường đồng mức nằm kề sát nhau thì sẽ có sự chênh lệch cùng 1 giá trị cao độ cố định và nó được gọi là khoảng cao đều.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường đồng mức 

Loại bản đồ giấy thông thường sẽ rất hữu dụng để bạn lên kế hoạch cho 1 chuyến đi du lịch hoặc thám hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn cần xác định phương hướng đường đi thì nó sẽ không thực sự hữu dụng. 

Đặc biệt, trong công tác thi công san lấp, thiết kế quy hoạch 1/500 – 1/2000 thì bản đồ địa hình với các đường đồng mức sẽ giúp bạn nắm chắc được địa hình theo 3 chiều dù chỉ với 1 tờ bản đồ nhỏ. Dưới đây là cách đọc bản vẽ đường đồng mức :

Độ dốc của địa hình

bản vẽ đường đồng mức là gì
Dựa vào bản vẽ đường đồng mức ta sẽ biết được độ dốc của địa hình

Đường đồng mức sẽ thể hiện độ dốc của địa hình, bởi mỗi đường sẽ được nối giữa các điểm có cùng độ cao. Nếu các đường nằm càng gần nhau (lưu ý không bao giờ cắt nhau) thì độ dốc sẽ càng lớn. Còn nếu các đường nằm cách xa nhau thì độ dốc sẽ càng nhỏ, đường thoải và cũng dễ đi hơn.

Hình dạng địa hình

Dựa vào đường đồng mức mà các bạn có thể nắm được hình dạng của địa hình đó như thế nào. Những đường tròn đồng tâm sát cạnh nhau sẽ cho bạn biết đó chính là đỉnh núi và nằm giữa các đỉnh núi sẽ là đèo và thung lũng. Tập trung sử dụng bản đồ địa hình với 1 khu vực nhất định thì bạn sẽ quen thuộc hơn và là cách tốt để bạn có thể tập đối chiếu với bản đồ thực tế.

Mức chỉ số

điểm đường đồng mức là gì
Cứ 5 đường đồng mức sẽ có 1 đường kẻ đậm và ghi rõ độ cao

Cứ 5 đường đồng mức sẽ có 1 đường đồng mức được kẻ đậm và được ghi chú thêm độ cao chính xác của khu vực đó.

Khoảng cao đều đường đồng mức là gì? – Là sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường đồng mức liên tiếp nhau, và chúng được sử dụng thống nhất trên cùng 1 tấm bản đồ. Thông thường, khoảng cao đều sẽ được  ghi rõ trong phần ghi chú. Tuy nhiên, giữa các loại bản đồ và mỗi quốc gia sẽ có sự quy ước khác nhau về khoảng cao đều, cũng như phương pháp chiếu – thể hiện địa hình thật sự trên 1 mặt phẳng duy nhất.

Đôi khi, các đường đồng mức cũng được sử dụng để thể hiện khu vực sâu chứ không phải mỗi đỉnh núi. Và những đường đồng mức dạng này sẽ được đánh dấu gạch ngang hướng vào bên trong – nghĩa là khu vực bị thụt sâu. Khi tiến đến gần khu vực đó, bạn sẽ thấy độ cao của nó bị giảm dần.

Ứng dụng đường đồng mức trong khảo sát địa hình

ứng dụng đường đồng mức
Ứng dụng đường đồng mức trong việc khảo sát địa hình

Trên 1 bản đồ địa hình cụ thể, các đường đồng mức sẽ được thể hiện cụ thể, rõ ràng để giúp người dùng tìm ra cao độ trung gian. Bên cạnh đó, đường đồng mức còn có thể dùng làm minh họa cho các cấu trúc như đập, cầu vượt hoặc làn đường. Nhờ nó mà việc đọc bản đồ địa hình cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Trong công tác đo đạc, những diện tích đất nhằm phục vụ cho khu cầu khảo sát cũng như thiết kế quy hoạch. Khi các kỹ sư nhìn vào bản đồ được minh họa bằng các đường đồng mức thì sẽ nhận thấy thuận tiện hơn nhiều trong việc tính toán. Do vậy, họ có thể đưa ra các phương án và kế hoạch cụ thể để khai thác, cải tạo hoặc xây dựng trên địa hình mặt đất đã được tiến hành khảo sát.

Một số bài tập về đường đồng mức Địa lý 6

Dưới đây là 1 số lời giải bài tập trong sách bản đồ Địa lý 6, các bạn học sinh có thể tham khảo:

đường đồng mức là gì lớp 6

Bài 1 (Trang 22 – Địa lý 6): Dựa vào các đường đồng mức ở hình số 2, hãy cho biết Sườn núi ở phía Đông và sườn núi ở phía Tây thì sườn nào thoải hơn, sườn nào dốc hơn. Lý giải tại sao?

Gợi ý: Dựa vào đường đồng mức ở hình 2, ta thấy: Sườn núi ở phía Đông có phần thoải hơn, còn sườn ở phía Tây lại dốc hơn. Bởi khoảng cách giữa các đường đồng mức ở sườn phía Đông thưa hơn khoảng cách giữa các đường đồng mức ở sườn phía Tây. 

Bài 2 (Trang 23 – Địa lý 6): Hãy cho biết sự chênh lệch về độ cao giữa các đường đồng mức trên bản đồ địa hình số 1 là bao nhiêu? Sau đó, dựa vào tỷ lệ bản đồ đã cho, hãy tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh X1 – X2, khoảng cách trên bản đồ là bao nhiêu cm? Và khoảng cách thực tế là bao nhiêu cm?

Gợi ý:

– Theo quan sát, sự chênh lệch về độ cao giữa các đường đồng mức trên bản đồ địa hình số 1 là 40m.

– Dựa vào tỷ lệ bản đồ đã cho, chúng ta có thể tính toán được khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh X1 – X2 sẽ là: Khoảng cách chính xác trên bản đồ là 9.7cm, nên khoảng cách thực tế sẽ là 970m.

Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về đường đồng mức là gì? Khoảng cách đường đồng mức là gì? Ý nghĩa của các đường đồng mức và cách xác định đường đồng mức trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *