Điệp cấu trúc là gì? Tác dụng của phép điệp cấu trúc như thế nào? Trong nội dung bài viết này, hãy cùng Maytaoamcongnghiep.com đi tìm hiểu rõ về định nghĩa điệp cấu trúc và các kiến thức liên quan nhé!

Điệp cấu trúc là gì?

Điệp cấu trúc là gì? Tìm hiểu Biện pháp điệp cấu trúc
Điệp cấu trúc là gì? Biện pháp điệp cấu trúc là gì?

Điệp cấu trúc là một biện pháp nghệ thuật, thường lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp. Trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định, đồng thời triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.

Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc là gì?

Phép điệp cấu trúc có 3 tác dụng chính đó là nhấn mạnh, liệt kê, khẳng định và gợi hình ảnh. Cụ thể:

Tác dụng chính của điệp cấu trúc
Những tác dụng chính của điệp cấu trúc
  • Tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc nào đó được nhắc đến; hoặc việc lặp lại có chủ đích tâm tư, tình cảm và nỗi lòng của tác giả.
  • Tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được người viết nói đến. Qua đó làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc đó.
  • Tác dụng khẳng định những vấn đề và niềm tin được tác giả đề cập sẽ có thể xảy ra.
  • Tác dụng gợi hình ảnh, tăng tính hấp dẫn và độc đáo cho văn bản. Từ đó khiến người đọc cảm thấy hứng thú và theo dõi câu chuyện một cách tốt hơn.

Tìm hiểu một số hình thức điệp khác

Ngoài phép điệp cấu trúc, một số hình thức điệp khác được sử dụng phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu một số hình thức điệp khác
Tìm hiểu một số hình thức điệp khác

1. Điệp phụ âm đầu

Là biện pháp tu từ sử dụng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng 1 phụ âm đầu, nhằm mục đích tăng biểu hiện và tăng nhạc tính của câu thơ.

Ví dụ: Điệp âm “ch”

“Thông reo bờ suối rì rào

 Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?”

(“Tiếng hát đi đày” – Tố Hữu)

2. Điệp vần

Là biện pháp tu từ sử dụng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau. Qua đó giúp tăng sức biểu hiện và tăng nhạc tính của câu thơ.

Ví dụ: Điệp vần “ơ”

“Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên mỉa mai…”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

3. Điệp thanh

Là biện pháp tu từ sử dụng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu có cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc; nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và tăng biểu cảm của câu thơ.

Ví dụ: Điệp thanh bằng trong câu “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…”

(Trích “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân)  

4. Điệp từ

Là biện pháp lặp đi lặp lại các từ ngữ nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi cảm xúc trong lòng người đọc.

Ví dụ: Điệp từ “im lặng”

“Không gian đang ồn ào, náo nhiệt bỗng nhiên trở nên im lặng; mọi người đều im lặng, đến những đứa bé đang nô đùa cũng ngừng chơi và im lặng chỉ bởi tiếng hét chói tai của ai đó vừa vang lên”.

Những lưu ý khi sử dụng điệp cấu trúc

Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm được khi sử dụng phép tu từ điệp cấu trúc như sau:

Những Lưu ý quan trọng khi sử dụng điệp cấu trúc
Lưu ý quan trọng khi sử dụng điệp cấu trúc
  • Cần xác định rõ mục đích sử dụng; chỉ sử dụng điệp cấu trúc khi cần giải thích rõ ràng, rành mạch.
  • Tránh lạm dụng nhiều sẽ gây lủng củng, không thể hiện được ý nghĩa mà bản thân muốn, vì biện pháp điệp ngữ cấu trúc phải được thể hiện mượt mà trong câu văn, câu thơ để mang tới sự tự nhiên nhất.
  • Nên sử dụng kết hợp phép điệp cấu trúc với các biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,… để có thể tạo ra văn bản độc đáo và thu hút sự chú ý của người đọc
  • Để sử dụng điệp cấu trúc một cách hiệu quả; đồng thời tăng tính chất sáng tạo trong văn bản thì bạn có thể kết hợp các mệnh đề khác nhau về ý nghĩa, thời gian hoặc mục đích. Từ đó tạo ra những câu thơ, câu văn có cấu trúc độc đáo.

Một số ví dụ điệp cấu trúc

Khi đã nắm rõ về lý thuyết điệp cấu trúc là gì thì bạn nên thực hành với những bài tập từ dễ đến khó về biện pháp tu từ này để cũng cố và nâng cao kiến thức hơn. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo.

Một số ví dụ điệp cấu trúc
Tham khảo một số ví dụ điệp cấu trúc

VD1:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông ấy đỏ nặng phù sa…”

  (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Trả lời: Điệp cấu trúc là “… đây là của chúng ta”.

⇒ Tác dụng: Tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ và niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước

VD2:

“Chỉ cá liền với nước

Chỉ lúa liền với ruộng

Tiễn đưa em, thôi anh quay lại…”

(Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao – Truyện thơ dân tộc Thái)

Trả lời: Điệp cấu trúc “Chỉ… liền với…”

⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung và tạo sự nhịp nhàng cân đối cho đoạn thơ. Từ đó thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng qua loạt hình ảnh như “cá”, “nước”, “lúa”, “ruộng”.

VD3:

“Mùa xuân của tôi – là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, có gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”  

(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

Trả lời: Điệp cấu trúc “Mùa xuân của… là mùa xuân… có…”

⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh thêm tình cảm của tác giả với mùa xuân Hà Nội; đồng thời thể hiện sự trân trọng, thương nhớ và yêu quý của tác giả.

VD4:

Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay.

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông Mặt Trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông.

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn

Nếu chúng mình có phép lạ!

Nếu chúng mình có phép lạ!”

 (“Nếu chúng mình có phép lạ” trong Tiếng Việt 4)

Trả lời: Điệp cấu trúc “Nếu chúng mình có phép lạ!”

⇒ Tác dụng: Phép điệp cấu trúc xuyên suốt bài thơ để nhấn mạnh khao khát, mong muốn của các em có thể thực hiện điều ước của mình trong cuộc sống.

Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được điệp cấu trúc là gì, tác dụng và một số ví dụ cụ thể. Từ đó có thể vận dụng thật tốt để giải quyết các bài tập Ngữ văn trong chương trình học nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Đảo ngữ là gì? Phân loại, ví dụ về biện pháp tu từ đảo ngữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *