Burn out là gì? Bên cạnh stress thì burn out cũng là một trạng thái tâm lý bất ổn về sức khỏe. Hội chứng này thường xảy ra ở môi trường công sở, ngày càng trở nên phổ biến hơn ở giới trẻ. Vậy cụ thể burn out có nghĩa là gì? Dấu hiệu để nhận biết hội chứng này như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về burn out nhé!

Burn out là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, burn out là hội chứng do căng thẳng gây ra, kéo dài trong thời gian mà không được kiểm soát tốt ở nơi làm việc. Thuật ngữ này chỉ được sử dụng trong môi trường làm việc và không dùng cho các lĩnh vực khác. Burn out xảy ra khi một người cảm thấy cơ thể chịu áp lực lớn, mất hết năng lượng, quá tải và không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên.

Burn out được sử dụng trong môi trường làm việc công sở
Thuật ngữ burn out được sử dụng trong môi trường làm việc công sở

Tình trạng này kéo dài sẽ làm mất hết sự hứng thú với công việc và không còn động lực để tiếp tục công việc. Áp lực đè nặng trên vai luôn là nỗi trăn trở của người trẻ thuộc thế hệ Millennials. Đặc biệt là khi vừa bước vào đời, đối mặt với nhiều mối lo như: công việc, cuộc sống, và kỳ vọng từ gia đình. Đó cũng chính là tiền đề để burn out bùng lên và đẩy người trẻ vào tình trạng kiệt sức.

Những khái niệm đầu tiên của burn out

Vào năm 1970, nhà tâm lý học người Mỹ – Herbert Freudenberg đưa ra khái niệm burn out để giải thích rằng: “Để đạt được những thành tựu to lớn, chúng ta phải bỏ ra những cái giá đắt tương đương”. Đến năm 1999, ông định nghĩa lại burn out là tình trạng không còn động lực để tiếp tục cố gắng. Đặc biệt là khi những cố gắng trong quá khứ đã không đem đến kết quả như mình mong muốn.

Burn out diễn tả tình trạng kiệt sức cả về cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần
Burn out để diễn tả tình trạng kiệt sức cả về cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần

Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2011, thuật ngữ burn out lại một lần nữa được sử dụng để giải thích cho những biểu hiện căng thẳng và áp lực trong công việc. Đó là một vấn đề thuộc về sức khỏe tinh thần, thế nhưng đi kèm theo đó có thể là những bệnh lý về thể chất của con người.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng burn out là gì?

Hội chứng này được biểu hiện trên ba phương diện với các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Về thể chất

  • Cảm thấy rã rời chân tay, cạn kiệt sức lực, mệt mỏi trong hầu hết thời gian làm việc.
  • Thường xuyên đau đầu, đau cơ.
  • Thói quen ăn uống thay đổi, ăn nhiều khó kiểm soát, hoặc biếng ăn.
  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm, ngủ không ngon giấc.
  • Hay ốm đau do suy giảm sức đề kháng.

Burn out biểu hiện trên ba phương diện là thể chất, cảm xúc và hành vi
Burn out được biểu hiện trên ba phương diện là thể chất, cảm xúc và hành vi

Về cảm xúc

  • Luôn trong trạng thái nghi ngờ về bản thân, cảm thấy thất bại, thua cuộc.
  • Cảm thấy không ai hiểu mình, cô đơn, thậm chí còn nghĩ cả thế giới đang chống lại mình.
  • Đánh mất sự hứng khởi, không còn động lực để tiếp tục làm việc.

Về hành vi

  • Luôn muốn trốn tránh trách nhiệm đối với công việc.
  • Thường xuyên trì hoãn, mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc.
  • Đối phó với áp lực công việc bằng cách dùng chất kích thích hoặc đồ ăn nhanh.
  • Không muốn tiếp xúc với những người khác, tự thu mình vào một góc.
  • Trút bực tức của mình lên người khác.

Phân biệt giữa burn out với stress

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa burn out (kiệt sức) và stress (căng thẳng). Cả hai khái niệm này đều có liên quan đến tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, nhưng chúng có những khác biệt quan trọng. Vì thế cần biết được sự khác nhau giữa stress và burn out là gì để nhận diện đúng hội chứng tâm lý này.

Sự khác nhau

Burn out

Stress

Định nghĩa

Là trạng thái mất hứng, mệt mỏi tinh thần và tình trạng mất sức lao động sau một thời gian dài phải đối mặt với áp lực công việc liên tục.

Là trạng thái tâm lý và sinh lý phản ứng với áp lực, thách thức hoặc tác động đáng kể từ môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân

Thường xuất hiện sau một thời gian dài chịu áp lực công việc không ngừng, thiếu hỗ trợ và khả năng thích ứng. Nó thường là một quá trình dần dần và diễn ra trong thời gian dài.

Có thể được gây ra bởi áp lực công việc, tình hình cá nhân, môi trường sống và các yếu tố khác. Stress có thể tồn tại ngắn hạn hoặc dài hạn.

Triệu chứng

Đi kèm với cảm giác mất hứng, đồng nghĩa với công việc cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Giảm sự chú trọng và hoài nghi về giá trị của công việc.

Có thể có triệu chứng như căng thẳng, khó chịu, lo lắng, mất ngủ, giảm năng suất và vấn đề sức khỏe liên quan.

Ảnh hưởng

Mức độ burn out cao có thể gây ra sự suy giảm sinh lực và năng suất làm việc trầm trọng. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Stress có thể gây ra sự căng thẳng tạm thời và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên nó cũng có thể mang lại động lực và tăng hiệu suất trong một số trường hợp.

Phải làm gì khi bản thân gặp phải hội chứng burn out?

Hội chứng burn out là gì không tự biến mất được, ngược lại sẽ ngày một tệ hơn nếu bạn lờ nó đi. Vì thế, nếu phát hiện ra mình đang rơi vào trạng thái burn out, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra phương pháp hồi phục phù hợp nhất. Tuỳ theo tác nhân mà bạn cần áp dụng những phương pháp hồi phục khác nhau. Dưới đây sẽ là những gợi ý giúp bạn thoát khỏi hội chứng này.

Giải pháp để có thể khỏi hội chứng burn out là gì?
Giải pháp để thoát khỏi hội chứng burn out là gì?

Tìm đến công việc mới mà mình yêu thích

Nếu thấy kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần với công việc hiện tại, bạn sẽ hiểu cảm giác bị burn out là gì. Cách tốt nhất để giải tỏa là bạn nên từ bỏ công việc này để tìm đến công việc mà bạn yêu thích. Ngoài ra, nếu thấy chán ghét công việc, bạn có thể tìm đến những thú vui của bản thân. Hay tìm kiếm ý nghĩa và sự hài lòng từ người khác để có thấy được niềm vui trong cuộc sống.

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu có thể, hãy tạm gác công việc mà mình đang làm sang một bên. Để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn là cách tốt nhất để vượt qua cảm giác kiệt sức vì công việc. Bạn có thể xin nghỉ vài ngày để đi du lịch, hoặc đơn giản hơn là tạm ngưng sử dụng mạng xã hội một vài ngày cuối tuần. Những lúc này bạn có thể để cơ thể được nghỉ ngơi, nạp thêm năng lượng bằng cách đi du lịch, đi spa, tập yoga,…

Dành thời gian thư giãn để tái tạo lại năng lượng
Dành thời gian thư giãn để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể

Nhờ đến sự giúp đỡ nếu công việc quá tải 

Ôm đồm quá nhiều việc không phải là chiến lược làm việc lâu dài. Thay vào đó, bạn nên đặt ra những giới hạn ngay từ đầu. Ngoài ra, bạn cần học cách từ chối để cân bằng công việc của mình. Khi có quá nhiều việc và được đề nghị thêm công việc mới, đừng vội đồng ý, hãy ước lượng thời gian cần để hoàn thành. Nếu không thể cáng đáng thêm nữa, hãy nói ra và giải thích nguyên nhân.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp nơi công sở sẽ giúp bạn cảm thấy công việc bớt áp lực hơn, dễ dàng chống lại tác động của hội chứng burn out. Sự trò chuyện, đùa giỡn nơi làm việc sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Đặc biệt là khi công việc đòi hỏi cao sẽ khiến bạn khó có thể hoàn thành được. Nhưng nhờ có bạn bè nơi công sở hỗ trợ sẽ giúp hiệu suất công việc cải thiện tốt hơn.

Xây dựng những mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp nơi công sở
Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp nơi công sở

Sẽ có phương pháp hữu hiệu với bạn, một số lại không. Thế nên tốt nhất là bạn hãy phối hợp và cân bằng chúng với nhau. Đồng thời đừng ngại thử phương pháp mới nếu thấy phương pháp hiện tại không hiệu quả. Cần lưu ý rằng việc hồi phục khỏi burn out là một quá trình dài. Đừng quá nôn nóng hay gấp rút, điều đó chỉ khiến bạn căng thẳng thêm mà thôi.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được burn out là gì và biết cách để nhận diện sự xuất hiện của burn out. Hiểu rõ về hội chứng này sẽ là một nền tảng quan trọng để có thể ứng phó và tránh rơi vào tình trạng tiêu cực burn out này.

>>> Xem thêm: Mindset Là Gì? Xu Hướng Phát Triển Mindset Trong Lĩnh Vực Marketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *