Để tham gia giao thông đúng luật, an toàn, mỗi người chúng ta đều phải tự trang bị những kiến thức về quy định luật giao thông đường bộ. Trong đó có quy định về làn đường cũng cần phải nắm chính xác. Vậy làn đường là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về làn đường nhé!
Làn đường là gì?
Theo như quy định tại Khoản 3.15 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT đã đưa ra chính xác làn đường là một phần của đường xe chạy, nó được chia theo chiều dọc đồng thời cũng có đủ bề rộng để các phương tiện có thể di chuyển an toàn.
Hiểu đơn giản, làn đường là phần đường được dùng cho các loại xe di chuyển qua lại.
Theo đó các loại xe thô sơ được di chuyển trên phần đường phía trong cùng tay phải, tiếp đến là các phương tiện xe cơ giới và xe máy chuyên dụng thì sẽ được đi vào làn đường phía tay trái.
Ngoài ra theo quy định Luật giao thông đường bộ cũng đã nêu lên rõ tất cả các phương tiện mà có tốc độ di chuyển thấp đều phải di chuyển về phái bên tay phải.
Trong trường hợp người điều khiển có ý định đổi làn đường phải có thông báo bằng còi hoặc xi nhan để báo hiệu chính xác cho các phương tiện đang lưu thông phía sau. Đồng thời cũng cần tiến hành di chuyển từ từ để chuyển làn đường chứ không nên đột ngột chuyển làn, điều này có thể gây nguy hiểm khi các phương tiện khác đang lưu thông gần đó không phản ứng kịp.
Mức xử phạt khi đi sai làn đường
Đi sai làn đường được hiểu là hành vi những người điều khiển phương tiện đang di chuyển không đúng làn quy định dành cho phương tiện của mình.
Hiện nay lỗi phổ biến nhất thường gặp là đi sai làn đường tại những nơi có biển báo “Làn đường dành cho từng loại xe” có biển R.412 và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.
Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định về các mức xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường của ô tô, xe máy như sau:
– Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với ô tô đi sai làn đường, đồng thời áp dụng thêm các biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khoảng 1-3 tháng.
Trong những trường hợp đi sai làn đường mà gây tai nạn giao thông có thiệt hại về người và tài sản thì mức phạt hành chính là 10-12 triệu đồng, đồng thời xử phạt bổ sung lên 2-4 tháng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn.
– Đối với xe máy, những người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính 400-600 nghìn đồng.
Trong trường hợp đi sai làn đường mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển xe có thể bị phạt 4-5 triệu đồng. Ngoài ra, biện pháp xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 2-4 tháng tùy vào mức độ sai phạm khác nhau.
– Đối với trường hợp điều khiển xe đạp đi sai làn đường có thể bị phạt hành chính 80 đến 100 nghìn đồng.
Quy định về vạch kẻ đường
Thông thường các làn đường sẽ được phân chia với nhau nhờ vạch kẻ đường. Đây như là một dạng báo hiệu có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng một số loại biển báo khác. Dưới đây là một số vạch kẻ đường và quy định của từng vạch:
– Vạch liền: Đây là vạch dùng phân cách giữa các làn xe bao gồm xe có động cơ và xe không có động cơ. Trong trường hợp vạch liền đặt ở đầy đường thì thường có chức năng hướng dẫn xe chạy hoặc dùng. Nếu bắt gặp vạch liền người điều khiển phương tiện không được phép chuyển làn và không được di chuyển đè lên vạch kẻ đường.
– Vạch đứt khúc: Đây cũng là loại vạch thường được thấy, được kẻ theo chiều dọc. Chức năng chính của vạch này là phân làn xe chạy. Thông thường những vạch đứt khúc được sử dụng hướng dẫn các phương tiện chạy đúng tuyến đường. Đối với những vạch đứt khúc người điều khiển phương tiện có thể chuyển làn.
Lời Kết
Với những thông tin Maytaoamcongnghiep cung cấp trong bài viết trên, mong rằng đã giúp các bạn hiểu được làn đường là gì, đi sai làn đường là như thế nào và các mức xử phạt đối với những người đi sai làn đường, từ đó biết cách điều khiển phương tiện giao thông an toàn không vi phạm pháp luật.