Mật độ dân số là yếu tố quan trọng để đánh giá về dân số sống trong 1 vùng địa lý, không gian nhất định. Vậy mật độ dân số là gì? Công thức tính mật độ dân số như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về mật độ dân số trong bài viết dưới đây nhé!
Dân số là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về chương trình địa lý 7 mật độ dân số là gì thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm về dân số trước.
Dân số được hiểu là tập hợp những người đang sinh sống ở 1 vùng địa lý hay một không gian nhất định. Đây là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế xã hội và nó thường được đo bằng cuộc điều tra dân số.
Khi nói đến khái niệm dân số thì người ta thường nghiên cứu và đánh giá ở các góc độ quy mô, mật độ dân số, chất lượng. Và dưới đây là khái niệm mật độ dân số là gì địa lý 10, 7, các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Mật độ dân số là gì lớp 7?
Khái niệm mật độ dân số là gì lớp 5, 6, 7, 10? – Mật độ dân số là số người sinh sống trên 1 đơn vị diện tích và được lấy theo giá trị trung bình. Căn cứ vào chỉ số này, mà chúng ta có thể tính toán lượng tài nguyên cần có cho khu vực đó và so sánh giữa các khu vực với nhau.
Mật độ dân số được chia thành 2 loại là mật độ dân số sinh học và mật độ dân số tự nhiên. Cụ thể:
Mật độ dân số sinh học
Mật độ dân số sinh học là phép đo thường được áp dụng bởi những người bảo vệ môi trường thay vì những con số tuyệt đối. Mật độ sinh học mà thấp sẽ làm giảm khả năng sinh sản và có thể gây ra tình trạng tuyệt chủng đối với 1 số loài. Đây được gọi là hiệu ứng Allee với các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:
- Gặp khó khăn khi xác định đồng loại trong 1 diện tích có mật độ dân số thấp
- Tăng nguy cơ giao phối cận huyết trong 1 đơn vị diện tích có mật độ thấp.
- Tăng tính nhạy cảm với những thảm họa khi có mật độ thấp
- Mỗi một loài lại có mật độ dân số chuẩn khác nhau, không loài nào giống loài nào. Ví dụ, các loài R-selected thường sẽ có mật độ cao, còn các loài K-selected thì lại có mật độ thấp hơn.
- Mật độ dân số thấp có thể dẫn đến tình trạng thay đổi chuyên biệt hóa trong định vị đồng loại như chuyên biệt hóa thụ phấn: họ Lan (Orchidaceae).
Mật độ dân số tự nhiên
Mật độ dân số tự nhiên hay còn được gọi là mật độ dân số thô, là chỉ số dùng để phản ánh mức độ tập trung của dân số trên 1 khu vực, lãnh thổ. Nếu mật độ dân số tự nhiên càng lớn thì mức độ tập trung dân cư sẽ càng cao và ngược lại.
Chỉ số mật độ dân số tự nhiên sẽ được tính bằng số dân trên 1 đơn vị diện tích tương ứng với số dân. Vì vậy, nếu bạn chưa biết mật độ dân số là gì nêu cách tính thì hãy áp dụng theo công thức sau:
M = D/S
Trong đó:
- D: Số dân thường trú ở khu vực lãnh thổ
- S: Diện tích của khu vực lãnh thổ đó
- M: Là chỉ số mật độ dân số tự nhiên
Những loại mật độ dân số thường sử dụng trong quy hoạch đô thị
Ngoài việc hiểu rõ về mật độ dân số là gì địa lý 7, thì các bạn cũng cần tìm hiểu về các loại mật độ dân số thường sử dụng trong quy hoạch đô thị:
- Mật độ dân số khu vực thành thị: Là số dân trên 1 đơn vị diện tích của thành phố, được tính bằng người/ ha hoặc người/ km2.
- Mật độ dân số khu vực nông thôn: Là số dân trên 1 đơn vị diện tích của tỉnh, và được tính bằng người/ ha hoặc người/ km2.
- Mật độ dân số kinh tế: Là sự phản ánh sự kết hợp của mật độ dân số tự nhiên với những chỉ số liên quan đến việc khai thác kinh tế, lãnh thổ như chỉ số về khối lượng vận chuyển (tấn/ km); nhu cầu về năng lượng (tấn nhiên liệu/ đầu người), chỉ số về mật độ mạng lưới giao thông lãnh thổ (số km/ km2 lãnh thổ),… Bên cạnh đó, sự khác biệt về giá trị mật độ dân số tự nhiên với kinh tế sẽ phản ánh được mức độ khai thác kinh tế của lãnh thổ đó.
- Mật độ dân số nông nghiệp: Là mật độ dân số bình quân trên diện tích đất nông nghiệp, chỉ số này thường được sử dụng trong nghiên cứu nguồn lực phát triển nông nghiệp.
- Mật độ dân số trên 1 đơn vị diện tích canh tác: được tính bằng người/ ha.
Đơn vị tính mật độ dân số là gì?
Đơn vị mật độ dân số là gì? – Đơn vị thường dùng để đo mật độ dân số sẽ là người/ ha hoặc người/ km2. Tình trạng mật độ dân số càng lớn sẽ nói lên mức độ tập trung của dân cư càng cao và ngược lại. Và mật độ dân số chỉ là đại lượng bình quân, chỉ sự phân bố của dân cư trên 1 lãnh thổ nào đó.
Ví dụ năm 2017, cả thế giới có khoảng 7.5 tỷ người sống trên diện tích mà 136 triệu km2. Do vậy, mật độ dân số trung bình của thế giới vào năm 2017 sẽ rơi vào khoảng gần 55 người/ km2.
Và điều này cũng có nghĩa là trên diện tích toàn thế giới thì bình quân sẽ có 136 người/ km2. Mặc dù nhiều quốc gia, khu vực có dân cư đông đúc, có nơi thưa dân. Cho nên, việc tính toán mật độ dân số sẽ dựa trên phạm vi lãnh thổ, phạm vi càng nhỏ thì sẽ càng sát thực tế hơn.
Công thức tính mật độ dân số là gì Địa 7?
Mật độ dân số là gì cách tính? – Để tính được mật độ dân số lớp 7, các bạn có thể áp dụng theo công thức sau:
Mật độ dân số (người/km2) = Tổng số lượng dân(người)/ Tổng diện tích lãnh thổ (km2)
Chỉ cần thay đổi số liệu về số dân và diện tích mặt đất của khu vực vào công thức thì chúng ta sẽ có ngay kết quả:
Ví dụ:
- Thành phố Hồ Chí Minh có 8.993.082 người với diện tích là 2.095 km2, mật độ dân số thành phố tại Hồ Chí Minh là 8993082/2095 = 4.293 người/ km2.
- Thành phố Hà Nội có 8.053.663 người với diện tích là 3.359 km2 thì mật độ dân số Hà Nội sẽ là 8053663/3359 = 2.398 người/km2.
Bài tập áp dụng về cách tính mật độ dân số
Bài tập ví dụ về cách tính mật độ dân số năm 2021 trong bảng dưới đây:
Tên quốc gia | Diện tích (km2) | Dân số (người) |
Mỹ | 9.155.898 | 332.864.579 |
Trung Quốc | 9.390.784 | 1.444.086.343 |
Nhật Bản | 364.571 | 126.061.989 |
Singapore | 700 | 5.895.464 |
Việt Nam | 310.060 | 98.146.995 |
Trả lời:
Qua bảng số liệu trên chúng ta sẽ có mật độ số dân của các nước năm 2021 là:
- Tại Mỹ, mật độ dân số là: 332.864.579/9.155.898 = 36 người/km2
- Tại Trung Quốc, mật độ dân số là: 1.444.086.343/9.390.784 = 154 người/km2
- Tại Nhật Bản, mật độ dân số là: 126.061.989/364.571 = 346 người/km2
- Tại Singapore, mật độ dân số là: 5.895.464/700 = 8.4 người/km2
- Tại Việt Nam, mật độ dân số là: 98.146.995/310.060 = 317 người/m2
Có thể thấy Việt Nam dù có diện tích và dân số ít hơn Mỹ và Trung Quốc, nhưng do diện tích Việt Nam nhỏ hơn nên mật độ dân số sẽ cao hơn.
Các bước tính mật độ dân số của 1 khu vực, quốc gia
Để tính được mật độ dân số, các bạn cần phải thực hiện theo các bước sau:
Thu thập dữ liệu
Xác định diện tích khu vực cần tính theo mét hoặc kilomet vuông bằng cách tra cứu số liệu thống kê dân số, trên mạng hoặc từ điển bách khoa toàn thư. Nếu khu vực đó chưa có ranh giới xác định và chưa được đưa vào dữ liệu thống kê dân số thì bạn cần tự vẽ ra ranh giới đó.
Xác định số dân
Tìm kiếm số liệu mới nhất về số người sinh sống trong 1 khu vực bằng cách tìm kiếm thông tin trên mạng để có được con số tương đối chính xác. Do vậy, để tính được số dân của 1 quốc gia thì các bạn có thể tra cứu cuốn CIA World Factbook với số liệu chính xác nhất.
Nếu số liệu này chưa được ghi nhận thì các bạn phải tự mình điều tra và tổng hợp, hãy cố gắng tìm kiếm số liệu chính xác nhất có thể nhé!
Cân đối dữ liệu
Để so sánh 2 khu vực và vùng lãnh thổ khác nhau, cần quy về 1 đơn vị tính thống nhất. Chẳng hạn, quốc gia có diện tích tính theo kilomet vuông và quốc gia tính theo dặm vuông thì bạn cần quy đổi về cùng 1 đơn vị chung là kilomet vuông hoặc dặm vuông.
Mật độ dân số Việt Nam năm 2021 là bao nhiêu?
Hiện nay, dân số của Việt Nam vào khoảng 98.085.473 người và chiếm khoảng 1.25% dân số thế giới. Và nước ta đang đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mật độ dân số của Việt Nam vào khoảng 316 người/ km2 với tổng diện tích đất là 310.060 km2; trong đó có khoảng 37,34% dân số sống ở khu vực thành thị.
Mật độ dân số Việt Nam xếp vào hàng cao nhất thế giới, tuy nhiên sự phân bổ không đồng đều, thường tập trung đông ở khu vực đồng bằng và thưa thớt ở vùng núi. Mật độ dân số tại vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 968 người/km2 (cao nhất cả nước), đến vùng Đông Nam Bộ với mật độ 645 người/ km2. Sự phân bố không đồng đều này là do trình độ phát triển khác nhau giữa các vùng.
Bởi Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng kinh tế phát triển và tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút hàng ngàn lao động từ các vùng khác, dẫn tới mật độ dân số cao. Ngược lại, 2 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên là 2 khu vực miền núi có kinh tế kém phát triển nên mật độ dân số thấp.
Bùng nổ dân số là gì? Hậu quả và phương án giải quyết
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh và đột ngột, nằm ngoài tầm kiểm soát trong một thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tình trạng bùng nổ dân số sẽ xảy ra khi tỷ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2.1%.
Hậu quả bùng nổ dân số
- Suy giảm nguồn tài nguyên, tăng mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất,…
- Phá rừng, làm mất cân bằng hệ sinh thái, thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu, mất đất canh tác, sa mạc hóa,…
- Tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao do nghèo đói
- Dịch bệnh phát triển mạnh hơn, tăng gánh nặng cho y tế, giáo dục và các chính sách an sinh xã hội,…
- Tăng tỷ lệ tội phạm do tình trạng thiếu việc làm,…
- Xung đột về nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt dẫn tới sự gia tăng nguy cơ chiến tranh.
Giải pháp giải quyết tình trạng bùng nổ dân số
Dưới đây là 1 số biện pháp giúp giảm nhẹ những tác hại của sự quá tải dân số:
Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa sinh sản cũng là 1 trong những biện pháp để giảm tình trạng quá tải dân số chẳng hạn như Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Một số nhà lãnh đạo và môi trường đã cho rằng Liên hiệp quốc cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp để hạn chế sinh sản như Trung Quốc đã thực hiện.
Giáo dục & tuyên truyền: Tập trung giáo dục về những hậu quả của quá tải dân số, và khuyến khích kế hoạch hóa gia đình. Sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản như bao cao su, thuốc tránh thai,….
Định cư ngoài Trái Đất: Vào thập niên 1970, Gerard O’Neill đã đề xuất việc xây dựng những nơi sinh sống ngoài vũ trụ có thể đáp ứng gấp 30.000 lần khả năng của Trái Đất bằng cách sử dụng vành đai tiểu hành tinh. Như vậy mới có khả năng đáp ứng cho sự gia tăng dân số như hiện tại trong hàng ngàn năm nữa.
Top các quốc gia có mật độ dân số đông dân nhất thế giới
Theo số lượng ước tính đến tháng 3/2022 thì dân số thế giới hiện nay rơi vào khoảng 7.9 tỷ người. Tuy nhiên, tình trạng phân bổ dân số tại các quốc gia là không đồng đều, có nước đông dân, có nước thưa dân. Và dưới đây là top các quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay.
Trung Quốc
Khi nói về quốc gia đông dân nhất thế giới thì không thể không nhắc tới Trung Quốc, với hơn 1.44 tỷ dân, chiếm 18.4% dân số toàn thế giới. Mật độ dân số của nước này vào khoảng 153 người/ km2 với 56 dân tộc với hơn 90% là dân tộc Hán và còn lại là các dân tộc như Hồi, Tạng,…
Với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng cùng diện tích rộng lớn giúp cho kinh tế của Trung Quốc vô cùng phát triển.
Ấn Độ – hơn 1,41 tỷ người
Đứng ở vị trí thứ hai là Ấn Độ với 1.41 tỷ dân, chiếm khoảng 17.7% dân số thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, mức độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ khá nhanh và tương lai có thể vượt mặt Trung Quốc để đứng vị trí thứ nhất.
Mật độ dân số của Ấn Độ rất cao khoảng 464 người/ km2 với tình trạng phân bổ dân cư không đồng đều. Tuy nhiên, hiện Ấn Độ đang gặp rất nhiều vấn đề về nghèo đói, y tế thiếu thốn, tham nhũng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm,… Vì vậy, tình trạng hóa giàu nghèo ở đây khá rõ rệt.
Mỹ
Mỹ luôn nằm trong top các quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 331 triệu dân, chiếm khoảng 4.24% dân số thế giới. Hoa Kỳ và nằm tại Tây Bán Cầu thuộc Châu Mỹ gồm 50 tiểu bang. Mật độ dân số ở Mỹ vào khoảng 36 người/km² với 82.8% dân số sống ở thành thị.
Đây là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa với phần lớn người dân là di cư từ các vùng đất khác. Và do số lượng dân cư đến đây ngày càng nhiều nên chính sách thị thực khi nhập cảnh cũng ngày càng khắc nghiệt.
Indonesia
Indonesia được mệnh danh là quốc gia “xứ sở vạn đảo” và đứng ở vị trí thứ 4 trong top các nước đông dân nhất thế giới. Khoảng 274 triệu người và chiếm khoảng 3.51% tổng dân số trên thế giới. Mật độ dân số tại Indonesia năm 2021 là 151 người/ km2, với tỷ lệ dân số thành thị của đất nước này chiếm khoảng 56.4%.
Indonesia là quốc gia đa sắc tộc với hơn 300 sắc tộc, mỗi sắc tộc lại có có những nét văn hóa riêng. Và dù dân số đông nhưng đất nước này vẫn có nhiều vùng đất hoang vu, đất trống, đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú nhưng kinh tế của Indonesia vẫn rất nghèo.
Brazil
Brazil là quốc gia đa chủng tộc với tỉ lệ người da đen và da trắng gần như bằng nhau với khoảng 213 triệu dân (chiếm 2.73% tổng dân số thế giới). Với tổng diện tích đất là 8.349.320 km² và tỷ lệ dân sống ở thành thị là 87,07%.
Brazil là quốc gia đứng đầu trong khu vực về khai thác dầu mỏ, khí đốt và là nhà sản xuất ethanol lớn nhất thế giới. Hơn nữa, quốc gia này còn sở hữu môi trường tự nhiên hoang dã với nguồn sinh học đa dạng nhất thế giới. Vì vậy, dù Brazil là quốc gia đông dân nhưng có nền kinh tế phát triển mạnh đứng thứ 12 thế giới với tổng GDP vào khoảng 1361 tỷ USD.
Pakistan
Pakistan có tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, và là quốc gia ở Nam Á với khoảng 223 triệu dân, chiếm 2.85% dân số thế giới. Vì dân số tại đây đông mà diện tích chỉ có khoảng 881.912 km² nên mật độ dân số của Pakistan khá cao là 287 người/ km2 với số dân thành thị khoảng 35.1%.
Trước đây nền kinh tế của đất nước này rất kém, tuy nhiên trong thời gian gần đây nhờ các chính sách cải cách của nhà nước mà đời sống của người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn bởi nạn đói và mù chữ.
Nigeria
Đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách các quốc gia đông dân nhất thế giới đó là Nigeria với khoảng 208 triệu dân (chiếm 2.64% dân số thế giới). Mật độ dân số của Nigeria là 226 người/km² với 52% dân số là thành thị.
Nigeria là quốc gia thuộc Tây Phi và là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực châu Phi. Nên quốc gia này đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp dầu và đóng vai trò chủ chốt trong ngành dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, về mặt kinh tế thì đây vẫn là nước nghèo, và thời gian gần đây quốc gia này đang dần phát triển và trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Châu Phi.
Trên đây là một số khái niệm về mật độ dân số là gì và những kiến thức liên quan. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa quan trọng của các chỉ số này.