Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng sẽ có nhiều cách để tách các chất ra khỏi nhau. Trong đó có cô cạn, phương pháp này cho phép tách chất rắn tan ra khỏi dung dịch dễ dàng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp cô cạn là gì qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Phương pháp cô cạn là gì?
Cô cạn là phương pháp dùng để tách chất rắn tan, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng. Cụ thể, phương pháp cô cạn sử dụng nhiệt độ cao để làm nóng dung dịch. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, chất lỏng sẽ bị bay hơi hết để lại chất rắn kết tinh.
Ví dụ phương pháp cô cạn:
- Cô cạn dung dịch nước biển thu được muối khan hoặc muối ngậm nước ở dạng cặn trắng.
- Dung dịch axit HNO3 khi cô cạn thì sẽ đồng thời bị nhiệt phân. Ta được phương trình cô cạn là: 4HNO3 => 4NO2 + O2 + 2H2O.
Những chất nào có thể cô cạn?
Thực tế thì không phải hỗn hợp nào cũng có thể tiến hành cô cạn. Tùy loại chất mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Những chất phù hợp để cô cạn gồm có những đặc điểm như sau:
- Cô cạn phù hợp cho những chất rắn có thể hoà tan được trong nước, nhưng không bị bay hơi.
- Các dung dịch không phù hợp để tiến hành phương pháp cô cạn là dung dịch có tính chất khí, dung dịch có tính oxi hóa mạnh, dung dịch bị phân hủy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao, dung dịch chứa chất hữu cơ dễ cháy.
Các bước thực hiện phương pháp cô cạn
Cô cạn là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong hóa học để tách chất rắn tan trong dung dịch bằng cách làm bay hơi chất có điểm sôi thấp. Dưới đây là quy trình chi tiết cách thực hiện phương pháp cô cạn:
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch muốn cô cạn: Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị một dung dịch chứa chất cần tách cùng dung môi nước.
- Bước 2: Đổ dung dịch cần cô cạn vào một chiếc nồi hoặc bát. Đảm bảo vật chứa có phần đáy rộng để nước dễ dàng bay hơi.
- Bước 3: Đun nhiệt dung dịch: Đặt nồi hoặc bát có chứa dung dịch lên bếp và tiến hành đun dung dịch. Quá trình đun khiến nhiệt độ tăng cao, toàn bộ nước trong dung dịch sẽ bị bay hơi, tinh thể dần hình thành, để lại chất cần tách.
- Bước 4: Thu gom chất cần tách: Khi nước đã bị bay hơi hết, chất cần tách sẽ lắng đọng lại ở đáy nồi hoặc bát. Sử dụng công cụ như xẻng hay ống hút để thu gom lại chất cần tách này.
- Bước 5: Làm khô chất cần tách: Sau khi thu gom được chất rắn cần tách, hãy để chất này ở nơi thoáng khí để nó khô hoàn toàn.
Nhờ quá trình cô cạn, chất cần tách sẽ được tách khỏi dung dịch và chúng ta sẽ thu được ở dạng chất rắn.
Ứng dụng thực tế của phương pháp cô cạn
Ngoài việc thực hiện cô cạn các chất hóa học trong phòng thí nghiệm thì phương pháp cô cạn cũng được ứng dụng rất phổ biến vào những công việc thực tế, cụ thể như:
- Tách tinh dầu: Phương pháp cô cạn được dùng để tách tinh dầu từ hoa quả, cây cối, thảo dược. Chúng ta sẽ cô cạn hỗn hợp nước cùng hoa quả, cây cối,… có hàm lượng tinh dầu lớn. Sau quá trình cô cạn, lượng nước sẽ bay hơi và thu được tinh dầu. Tinh dầu sau khi tách được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, nước hoa và thực phẩm.
- Tách muối từ nước biển: Muối sẽ được tách ra bởi quá trình bay hơi tự nhiên dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ. Nước biển được phơi trên các sân rộng, dưới tác động của nhiệt độ, nắng, gió nước biển bay hơi để lại muối kết tinh.
Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải đáp nghi vấn phương pháp cô cạn là gì. Lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp để tách những chất rắn tan trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao.
>>> Xem thêm: BaCl2 có kết tủa không? Tính chất, cách điều chế, ứng dụng BaCl2