BaCl2 là một muối vô cơ được sử dụng rất phổ biến trong phòng thí nghiệm cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên nó có tính độc khi hòa tan trong nước nên cần cẩn thận khi sử dụng. Vậy bạn có biết gì về BaCl2? BaCl2 có kết tủa không?… Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về muối vô cơ này nhé.
BaCl2 là chất gì?
Theo Wikipedia, BaCl2 là công thức hóa học của một hợp chất hóa học có tên là Bari clorua. Đây là muối vô cơ được tạo thành từ cation Ba2+ và anion Cl-. Nó là một trong những muối hòa tan ở trong nước phổ biến nhất của Bari.
Hợp chất này còn có tên gọi khác theo tiếng Anh là Barium Chloride, tồn tại ở dưới dạng bột màu trắng. Muối vô cơ này được sử dụng phổ biến để kiểm tra sự có mặt của ion sunfat có trong nước sinh hoạt, nước sử dụng tại những nhà máy.
Tính chất vật lý của BaCl2
Hợp chất này có những đặc tính nổi bật như sau:
- Trạng thái: BaCl2 tồn tại dưới dạng bột màu trắng, rất dễ hút ẩm.
- Là muối vô cơ có độc tính nên cần cẩn thận khi sử dụng.
- Khi đốt cháy BaCl2 sẽ tạo ra ngọn lửa có màu xanh lá cây, sau đó sẽ ngả sang màu vàng.
- Khối lượng mol của BaCl2: 208,23 g/mol ở dạng khan và 244,26 g/mol ở dạng dihydrat.
- Khối lượng riêng BaCl2: 3,856 g/cm3 ở dạng khan và 3,0979 g/cm3 khi ở dạng dihydrat.
- Điểm nóng chảy của BaCl2: 962°C ứng với 1,764°F và 1,235°K khi ở dạng khan, còn dạng dihydrat là 960°C.
- Nhiệt độ sôi BaCl2: 1560°C tương ứng với 2840°F và 1830°K.
- Độ hòa tan:
- BaCl2 tan dễ trong nước ở 0°C, 20°C, 100°C trong 100ml nước lần lượt theo các mức tương ứng như sau: 31,2g; 35,8g; 59,4g.
- BaCl2 hòa tan trong methanol nhưng không tan được trong ethanol, ethyl acetate.
BaCl2 có kết tủa không?
Tùy vào việc cho tác dụng với chất nào mà BaCl2 có kết tủa hay không.
- Cụ thể, BaCl2 sẽ xuất hiện kết tủa trắng khi cho vào trong dung dịch vài giọt H2SO4. Phương trình của phản ứng hóa học như sau:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓(trắng) + 2HCl
Phản ứng này cho ra kết quả là HCl (Axit clohidric) là chất lỏng không màu, có mùi sốc. Cùng kết tủa là muối BaSO4 (Bari sunphat) tồn tại ở dạng tinh thể rắn, màu trắng, không mùi, không tan trong nước và axit.
- Hay khi cho BaCl2 phản ứng với dung dịch MgSO4 thì cũng sẽ tạo kết tủa trắng là muối BaSO4. Phương trình của phản ứng hóa học như sau:
BaCl2 + MgSO4 → MnCl2 + BaSO4↓(trắng)
- Khi cho dung dịch BaCl2 tác dụng với K2SO4 thì sẽ tạo ra phản ứng có kết tủa trắng đục là BaSO₄. Phương trình của phản ứng hóa học như sau:
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓(trắng) + 2KCl
NaCl BaCl2 có kết tủa không? Không ít người thắc mắc là khi cho NaCl tác dụng với BaCl2 có kết tủa không? Thực tế thì khi cho NaCl tác dụng với BaCl2 thì sẽ không có phản ứng, do đó mà không hình thành kết tủa.
Tính chất hóa học của muối Bari Clorua (BaCl2)
Sau khi đã biết BaCl2 có kết tủa không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của muối này. Muối BaCl2 có những tính chất hóa học như sau:
- BaCl2 có phản ứng điện phân
Theo Wikipedia điện phân là một phương pháp trong hóa học sử dụng một dòng điện một chiều để thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu như không có dòng điện thì nó không tự xảy ra.
Khi điện phân BaCl2 thì ta sẽ thu được Ba (Bari) và Cl2 (Clo):
BaCl2 → Ba + Cl2
- Tác dụng cùng với muối để tạo thành muối mới
Bari Clorua (BaCl2) sẽ tác dụng với một số dạng muối để tạo ra muối mới ở dạng kết tủa. Phương trình phản ứng minh họa:
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2
BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2
- Tác dụng với dung dịch axit tạo axit mới
Khi cho BaCl2 tác dụng với axit bất kỳ thì sẽ tạo ra axit mới và muối mới. Phương trình phản ứng minh họa:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- Tác dụng cùng với bazơ để tạo thành muối mới và bazơ mới
Khi cho Bari Clorua (BaCl2) tác dụng với bazơ thì sẽ tạo được ra muối mới và bazơ mới.
Phương trình phản ứng minh họa:
BaCl2 + 2KOH → Ba(OH)2 + 2KCL
Cách điều chế BaCl2 (Bari Clorua)
Bari Clorua (BaCl2) hiện chủ yếu được điều chế trong công nghiệp. Hiện Bari Clorua (BaCl2) thường được điều chế từ Bari sunfat (BaSO₄); Bari Sulfide (BaS).
Trên quy mô công nghiệp, BaCl2 được sản xuất thông qua một quá trình gồm hai bước từ khoáng vật Barit (Bari Sulfat – BaSO4):
Bước đầu tiên đòi hỏi nhiệt độ cao, có phương trình hóa học là:
BaSO4 + 4C → BaS + 4CO (điều kiện nhiệt độ)
Bước thứ hai yêu cầu các chất phản ứng ở trạng thái nóng chảy, có phương trình hóa học là:
BaS + CaCl2→ BaCl2 + CaS
Sau đó, BaCl2 có thể được lọc ra khỏi hỗn hợp bằng nước. Từ dung dịch Bari Clorua, phân tử ngậm 2 nước có thể được tách thành thành tinh thể trắng như: BaCl2.2H2O.
Vì BaCl2 có tính độc, nguy hiểm nên nó không thường được điều chế tại các phòng thí nghiệm.
Ứng dụng của BaCl2
Bari Clorua (BaCl2) là một hợp chất hóa học vô cơ có giá thành rẻ, có nhiều ứng dụng. Nhưng vì có tính độc nên chỉ một số ngành đặc thù mới sử dụng BaCl2. Một số ứng dụng cụ thể của Bari Clorua (BaCl2) như sau:
- Sử dụng BaCl2 trong phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có sự xuất hiện của gốc ion Sunfat hay không.
- Dùng BaCl2 để tinh chế dung dịch nước muối ở trong sản xuất Clorua caustic, sản xuất muối,…
- BaCl2 được sử dụng trong chế tạo pháo hoa, thuốc nổ. Cụ thể, nó là nguyên liệu để tạo màu xanh lá cây sáng cho pháo hoa. Nhưng do BaCl2 có độc tính cho nên ứng dụng này bị hạn chế.
- BaCl2 được sử dụng để làm cứng thép trong quá trình sản xuất.
- Sử dụng trong chất bôi trơn dầu, chất ổn định PVC, bari cromat.
- BaCl2 ứng dụng trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, bả chuột.
- Muối vô cơ này còn dùng để xử lý nguồn nước thải.
- BaCl2 dùng trong xử lý nước, giúp loại bỏ CaSO4 ở trong nước nồi hơi.
Bari Clorua nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?
Theo Vedantu, do có độc tính cao nên Bari Clorua (BaCl2) được sử dụng rất hạn chế ngay cả trong phòng thí nghiệm. Bari clorua độc hại và gây kích ứng mắt, da và màng nhầy khi tiếp xúc. Nó thậm chí có thể gây tử vong nếu hít phải, nuốt phải hoặc hấp thụ qua da. Ngộ độc Bari clorua còn có thể ảnh hưởng tới thận, hệ tim mạch cùng hệ thần kinh trung ương. Nó cũng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống thủy sinh.
Nếu nó dính vào mắt bạn, (trường hợp đeo kính áp tròng thì hãy tháo chúng ra ngay lập tức), rửa mắt bằng nước lạnh trong ít nhất 15 phút với mí mắt mở. Nếu hóa chất tiếp xúc với quần áo, hãy cởi bỏ chúng càng sớm càng tốt để bảo vệ bàn tay và cơ thể, đồng thời đứng dưới vòi nước lạnh để rửa trôi nhanh chóng. Nếu hít phải, nạn nhân phải đứng ở nơi thông thoáng. Trong trường hợp hít phải nặng, nạn nhân cần được đưa đến nơi an toàn sớm nhất.
Nếu nuốt phải, cần gây nôn cho bệnh nhân ngây khi phát hiện nếu như họ còn tỉnh táo. Nếu không thì thực hiện hồi sức bằng miệng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý khi sử dụng Bari Clorua (BaCl2) an toàn
Bari Clorua (BaCl2) là một dạng hợp chất hóa học khá độc hại. Cho nên trong quá trình sử dụng, bảo quản cần được tiến hành đúng cách.
- Bảo quản Bari Clorua (BaCl2) ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Hợp chất phải được đựng trong các vật liệu chuyên dụng.
- Tránh để cho Bari Clorua (BaCl2) tiếp xúc axit và các chất oxi hóa mạnh.
- Tuân thủ an toàn, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, bảo hộ phòng thí nghiệm khi sử dụng hợp chất.
- Bari Clorua khi tan trong nước cực độc, nếu như lỡ tay chạm vào thì có thể sử dụng Natri sunfat (Na₂SO₄) cùng Magie sunfat (MgSO₄) để làm thuốc giải độc.
Trên đây là những thông tin tổng hợp để lý giải nghi vấn BaCl2 có kết tủa không. Tùy chất hóa học mà BaCl2 tác dụng sẽ quyết định đến sự kết tủa của BaCl2. Vì đây là hóa chất độc hại cho nên bạn nên cẩn trọng khi sử dụng cũng như bảo quản nhé, sử dụng đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với hóa chất vô cơ này.
>>> Xem thêm bài viết: Định lý Menelaus: Khái niệm, cách áp dụng, ứng dụng thực tiễn