Chủ ngữ, vị ngữ là những thành phần chính cấu tạo nên câu. Vậy câu có chủ ngữ là gì vị ngữ là gì? Làm thế nào để xác định được thành phần này trong câu? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chủ ngữ là gì lớp 4, lớp 5? Cho ví dụ
Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về chức năng của chủ ngữ trong câu, chúng ta cùng đi tìm hiểu về định nghĩa, cấu tạo và phân tích ví dụ cụ thể:
Khái niệm chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là gì trả lời câu hỏi gì? – Chủ ngữ là thành phần chính quan trọng trong câu và đối tượng mà chủ ngữ đề cập đến có thể là con người, con vật, sự việc, hiện tượng có hoạt động,… Và chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi Cái gì? Ai? Con gì?,….
Ví dụ về chủ ngữ:
– Tôi đang làm bánh bông lan (Chủ ngữ là “tôi”)
– Những bông hoa hồng đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời (Chủ ngữ là “những bông hoa hồng”)
– Cô giáo dạy văn rất hiền và xinh đẹp (Chủ ngữ là “cô giáo dạy văn”).
Cấu tạo của chủ ngữ là gì?
Về cấu tạo của chủ ngữ, xét theo phương diện tổ chức và cấu trúc thì chủ ngữ có cấu tạo đa dạng. Chủ ngữ có thể là 1 từ hoặc nhiều cụm từ, nhưng đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp chủ ngữ là những cụm C-V (tiểu cú).
Tóm lại, chủ ngữ có cấu tạo chủ yếu là các danh từ (chỉ người, hiện tượng, vật,…); cụm danh từ hoặc, những đại từ (Đại từ chủ ngữ là gì? Thường là các từ: tôi, tớ, tao, mày, anh ấy, cô ấy,…). Trong một số trường hợp, động từ, tính từ, cụm động từ hay cụm tính từ sẽ được coi là chủ ngữ.
Lúc này, những động từ, tính từ làm chủ ngữ sẽ được coi như 1 danh từ. Bên cạnh đó, 1 câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ (trường hợp câu ghép và câu đơn). Ví dụ:
– Tôi, Mai và Lan chơi cùng với nhau từ khi còn nhỏ xíu (Trong câu này có nhiều chủ ngữ là “Tôi, Mai và Lan”)
– Kiên nhẫn chính là đức tính tốt mà các bạn cần có. (Trong câu văn này từ “kiên nhẫn” là chủ ngữ và nó là 1 tính từ).
– Học tập chính là niềm tự hào của mỗi học sinh (Chủ ngữ “học tập” là động từ).
Câu khuyết thiếu/ bổ ngữ cho chủ ngữ là gì?
Câu mở rộng thành phần chủ ngữ là gì? – Câu bổ ngữ cho thành phần chủ ngữ chủ ngữ là việc bổ sung ý nghĩa cho chủ từ hoặc làm rõ ý nghĩa là 1 nội động từ chưa đề cập đến về chủ ngữ.
Tỉnh lược chủ ngữ là gì? – Câu tỉnh lược hay còn gọi khuyết thiếu chủ ngữ là câu bị thiếu thành phần chủ ngữ (thường là câu đặc biệt hoặc câu rút gọn). Mặc dù khuyết chủ ngữ nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa đầy đủ của câu đó.
VD: Lan nói với Mai: “Ngày mai đi ăn nhé!” → Câu khuyết thiếu chủ ngữ, câu đầy đủ sẽ là “Ngày mai tớ và cậu đi ăn nhé!”, nhưng dò có bỏ chủ ngữ đi thì Mai vẫn hiểu được ý nghĩa mà Lan muốn truyền đạt.
Tuy nhiên trong thực tế, dù 1 thành phần chính của câu nhưng trong 1 số trường hợp thì chủ ngữ có thể bị người nói lược bỏ đi. Nhưng việc lược bỏ này có thể khiến câu nói trở nên bất lịch sự, cộc lốc và thiếu văn minh. Do vậy, khi giao tiếp tùy thuộc vào từng trường hợp mà chúng ta cần cân nhắc khi sử dụng câu khuyết chủ ngữ để diễn đạt ý trọn vẹn nhất, tránh gây xung đột, hiểu lầm không đáng có khi giao tiếp.
Ví dụ: Thay vì sử dụng câu không có chủ ngữ là “Đang học bài” thì chúng ta nên nói câu “Tớ/ em/ con/ chị/ anh đang học bài”. Như vậy, câu nói của bạn sẽ trở nên có ngữ điệu, tình cảm, không cộc lốc và không bị đánh giá là thiếu lịch sự.
Sau chủ ngữ là gì? – Một số thành phần quan trọng khác trong câu
Đứng sau chủ ngữ là gì? – Ngoài thành phần chủ ngữ thì trong câu cũng có rất nhiều thành phần quan trọng khác như:
Vị ngữ là gì?
Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ cùng là thành phần chính trong câu và đây là thành phần bắt buộc phải có để cấu trúc câu được hoàn chỉnh và người nói có thể diễn đạt được 1 ý trọn vẹn nhất.
Vị ngữ là thành phần thể hiện tính chất, hoạt động, đặc điểm, trạng thái, bản chất của con người, sự vật, hiện tượng được chủ ngữ đề cập đến. Vị ngữ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ, động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ. Một câu có thể duy nhất 1 vị ngữ hoặc cũng có thể có nhiều vị ngữ.
Vị ngữ thường được sử dụng để trả lời cho các câu hỏi như Là gì? Làm cái gì? Như thế nào?,… VD vị ngữ:
– Anh ấy đang xem phim ma (đang xem phim ma chính là vị ngữ của câu)
– Bộ vest này đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ của câu)
– Lan dọn nhà, nấu cơm và trông em (dọn nhà, trông em và nấu cơm là vị ngữ).
Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó có tác dụng bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện, kết quả, cách thức,… của sự việc, sự vật được đề cập đến trong câu.
Trạng ngữ thường được sử dụng để bổ ngữ cho các câu hỏi như Vì sao? Ở đâu? Bao giờ? Khi nào? Để làm gì? Bằng cách nào?,… Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu hoặc cuối câu và ngăn cách với thành phần chính bằng dầu phẩy.
Ví dụ về trạng ngữ:
– Ngày kia, tôi sẽ đi Đà Lạt với gia đình (“ngày mai” là trạng từ chỉ thời gian)
– Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi này, tôi đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều. (trạng từ chỉ mục đích).
– Thỉnh thoảng, tôi lại về quê để thăm ông bà nội ngoại (thỉnh thoảng là trạng từ chỉ thời gian).
– Với giọng nói truyền cảm, cô ấy đã chinh phục được tất cả ban giám khảo (trạng từ chỉ cách thức).
– Trước cổng trường, các cô lao công đang dọn dẹp và quét rác (trạng từ chỉ địa điểm).
Bổ ngữ
Bổ ngữ là thành phần đứng trước/ đứng sau động từ hoặc tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó. Ví dụ bổ ngữ:
– Bài hát rất hay
– Gió thổi mạnh.
Định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ ở trong câu, nó có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Ví dụ về định ngữ:
– Cô ấy có mái tóc đen óng, mượt mà.
– Cuốn sách mẹ tặng tôi rất hay
– Ngôi nhà này chính là thành quả sau hơn 5 năm cố gắng của tôi.
Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ là gì?
Khi đã hiểu rõ khái niệm chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì thì chúng ta có thể nhận biết 2 thành phần này cực kỳ đơn giản. Dưới đây là 1 số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được chủ ngữ, vị ngữ trong câu chuẩn 100%.
Cách xác định chủ ngữ là gì? – Cách để nhận biết chủ ngữ đó chính là thành phần thường được sử dụng để trả lời cho câu hỏi về ai, cái gì, con gì, sự vật, hiện tượng gì?
– VD: Oanh là người bạn thân nhất của tôi. => nên Oanh ở đây sẽ là chủ ngữ để trả lời cho câu hỏi “ai” là người bạn thân nhất.
Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho câu hỏi liên quan đến là gì, như thế nào, làm gì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết được vị ngữ thông qua là từ để nối với chủ ngữ.
Ví dụ: Becgie là chú chó mà tôi yêu quý nhất. Trong câu trên, chú chó mà tôi yêu quý nhất sẽ là vị ngữ và trả lời cho câu hỏi Becgie là ai.
Có thể thấy rằng, cách xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu không quá khó. Vì vậy, chỉ cần các bạn nắm vững kiến thức và vận dụng cách nhận biết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để luyện tập thành thạo các bài kiểm tra một cách tự tin rồi.
Bài tập nhận biết chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Bài tập: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu văn dưới đây:
- Bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, Lan đã đỗ thủ khoa trường Xã hội Nhân văn.
- Những bông hoa đang lắc lư và hòa mình theo nhịp gió dưới ánh nắng nhẹ mùa Thu.
- Mới hơn 5h chiều, trời đã tối đen rồi.
- Vì còn sớm Ngọc đã tranh thủ giúp mẹ quét dọn nhà trước khi đi học
Lời giải:
STT | Chủ ngữ | Vị ngữ | Trạng ngữ |
1 | Lan | đã đỗ thủ khoa trường Xã hội Nhân văn | bằng sự cố gắng và nỗ lực không ngừng |
2 | Những bông hoa | Đang lắc lư mình và hòa mình theo nhịp gió | dưới ánh nắng nhẹ của mùa Thu |
3 | Trời | đã tối đen rồi | mới hơn 5h chiều |
4 | Ngọc | đã tranh thủ giúp mẹ quét dọn nhà cửa trước khi đi học | vì còn sớm |
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết câu hỏi “Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách nhận biết thành phần chính trong câu”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều kiến thức hay, bổ ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đừng quên theo dõi website maytaoamcongnghiep.com để được cập nhật nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé!