Tết Hàn Thực là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn tính với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Vậy mâm cúng Tết Hàn Thực chuẩn bị những gì? Cúng thế nào cho đúng? Thông tin bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tết Hàn Thực là gì? Năm 2024 Tết Hàn Thực vào ngày nào?

Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực là gì?

Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn Thực còn được gọi là Tết Bánh Trôi – Bánh Chay, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong tiếng Hán, từ “Hàn” mang ý nghĩa “lạnh”, còn “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn Thực thường được hiểu là tết ăn đồ lạnh.

Năm 2024, Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là o thứ năm ngày 11 tháng 4 dương lịch.

Mâm cúng Tết Hàn Thực gồm những gì?

Mâm cúng Tết Hàn Thực là một phần quan trọng trong lễ nghi, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành của người cúng đối với tổ tiên và thần linh. Dưới đây là một số vật phẩm thường xuất hiện trên mâm cúng này:

Bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn Thực cúng những gì? Bánh trôi, bánh chay là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ngày lễ này. Món ăn này là lời mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi được chế biến từ gạo nếp, bọc ngoài lớp đường phên, thêm một chút vừng rang, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và được ăn kèm với nước đường. Ngoài những chiếc bánh trôi trắng tinh khiết, nhiều người chọn lựa bánh trôi ngũ sắc theo màu thuyết ngũ hành (xanh lá – mệnh Mộc, đỏ – mệnh Hỏa, vàng – mệnh Thổ, trắng – mệnh Kim, xanh dương – mệnh Thủy).

Theo đó, bạn có thể tạo màu cho bánh trôi từ các nguyên liệu tự nhiên như màu đỏ từ gấc, màu xanh lam hoa đậu biếc, màu hồng củ dền, màu vàng từ nghệ hoặc bột hạt dành dành, màu xanh lá lấy từ lá dứa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hình cho bánh trôi theo hình hoa sen, tượng trưng cho sự thanh cao và tinh khiết vẫn luôn hướng về cội nguồn bằng lòng biết ơn.

Hoa tươi và trầu cau

Hoa tươi, trầu cau cúng Hàn Thực
Hoa tươi, trầu cau cúng Hàn Thực

Tương tự như các lễ cúng khác, mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực không thể thiếu những lễ vật như hoa tươi, trầu cau và nhang đèn. Khi chuẩn bị hoa, nên lựa chọn những bông hoa tươi như cúc hoặc các loại hoa trang nghiêm, mang đến ý nghĩa tốt lành. Đối với trầu cau nên bày theo số lẻ. có thể bày 3 hoặc 5 đĩa để mang lại may mắn cho gia đình.

Ngũ quả

Cùng bánh trôi và bánh chay, mâm cúng Tết Hàn Thực không thể thiếu mâm ngũ quả. Việc dâng mâm ngũ quả là cách mà người Việt thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và hy vọng những điều tốt lành sẽ đến trong dịp Tết Hàn Thực.

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường bao gồm 5 loại trái cây, tượng trưng cho ngũ hành với các màu sắc đặc trưng như đỏ, xanh, vàng… Ngoài ra, theo văn hóa đặc trưng từng vùng miền, có thể có những sự thay đổi cho phù hợp, mang đặc trưng riêng.

Ly nước sạch

Tết Hàn Thực nên cúng gì? Mâm cúng Tết Hàn Thực 3/3 còn cần thêm 1 ly nước sạch. Theo quan niệm truyền thống, ly nước sạch tượng trưng cho sự tinh khiết và lòng thành kính của người cúng. Do đó, ngay cả khi không phải là Tết Hàn Thực hay ngày lễ, trên bàn thờ vẫn nên đặt 1 ly nước sạch và được thay đổi thường xuyên.

Cúng tết hàn thực vào giờ nào?

Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng cho Tết Hàn Thực, nhiều gia đình còn quan tâm đến thời gian phù hợp để thực hiện nghi lễ cúng. Theo quan niệm phong thủy, dưới đây là các khung giờ tốt được xem là mang lại may mắn, tốt lành cho gia chủ trong năm mới:

  • Giờ Dần (3 giờ đến 5 giờ)
  • Giờ Thìn (7 giờ đến 9 giờ)
  • Giờ Tỵ (9 giờ đến 11 giờ)
  • Giờ Thân (15 giờ đến 17 giờ)
  • Giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ)
  • Giờ Hợi (21 giờ đến 23 giờ)

Văn cúng Tết Hàn Thực

Dưới đây là văn cúng Tết Hàn Thực được trích từ “Văn Khấn Cổ truyền Việt Nam” mà bạn có thể tham  khảo để thực hiện nghi thức cúng này.

Văn cúng cho Tết Hàn Thực
Văn cúng cho Tết Hàn Thực

“Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3/3 (âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật”

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực

Chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực 3/3 cẩn thận, chỉn chu là cách thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên và thần linh. Để tránh thất lễ trong lễ cúng này, dưới đây là những điều cần lưu ý khi bày mâm lễ:

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực
  • Chọn thời gian cúng: Tết Hàn Thực thường được tổ chức vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bạn nên chọn thời gian phù hợp trong ngày, đặc biệt là trong khung giờ đẹp. 
  • Chuẩn bị lễ vật: Mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ với các vật phẩm như nến, hương, trầu cau, hoa tươi, bánh trôi, bánh chay, mâm ngũ quả, ly nước sạch, và các lễ vật khác.
  • Đảm bảo không gian cúng: Không gian thờ cúng là nơi thiêng liêng, cần phải được dọn dẹp sạch sẽ và trang trọng, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên và thần phật.
  • Tiêu chí chọn thực phẩm: Đồ ăn trên mâm cúng nên là các thực phẩm lạnh, nguội. Tránh đặt hoa giả, đồ ăn giả, hoặc đồ ăn bị ôi thiu lên bàn thờ. Tất cả phải đảm bảo là đồ tươi mới. Tránh chọn các loại quả có gai hay vị đắng để tránh tai ương và cay đắng cho gia chủ.
  • Số lượng lễ vật: Số lượng lễ vật như bánh trôi, bánh chay, trầu cau nên là số lẻ để mang lại may mắn cho gia đình.

Tết Hàn Thực đã trở thành một ngày lễ truyền thống để tưởng  nhớ ổ tiên, tạo kết nối với thế giới tâm linh và cầu mong sự may mắn. Mong rằng, qua bài viết, bạn sẽ có thêm hiểu biết về mâm cúng Tết Hàn Thực để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chỉn chu.

>>> Xem thêm bài viết: Tết Nguyên Tiêu là gì? Sự tích, ý nghĩa và các hoạt động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *