Mỡ bôi trơn giúp các chi tiết máy vận hành trơn tru, ổn định hơn. Tuy nhiên không phải loại mỡ bôi trơn nào cũng phù hợp cho tất cả các vị trí máy móc. Đặc biệt, trong máy móc có những bộ phận khi vận hành có nhiệt độ cao như vòng bi, đòi hỏi chúng ta sử dụng những loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt thì mới có thể đảm bảo chất lượng, khả năng vận hành. Vậy bạn có biết mỡ bôi trơn chịu nhiệt là gì không? Hãy cùng chúng tôi khám phá về loại mỡ chuyên dụng này ngay trong phần chia sẻ sau đây nhé.

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt là gì?

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt hay còn được gọi là mỡ chịu nhiệt có tên tiếng Anh là High Temperature Grease. Mỡ bò chịu nhiệt, là dòng mỡ công nghệ cao, được đặc chế từ dầu gốc tinh lọc kết hợp cùng với chất làm đặc chịu nhiệt và các phụ gia chuyên dụng giúp gia tăng khả năng bôi trơn, chịu nhiệt, giảm ma sát, chống ăn mòn, giúp đặc tính của mỡ bôi trơn không bị thay đổi cả khi mỡ làm việc ở nhiệt độ cao, chịu tải khắc nghiệt. 

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có khả năng chịu nhiệt cao
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có khả năng chịu nhiệt cao

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt thường tồn tại ở dạng bán rắn hoặc bán lỏng. Chúng là một chất bôi trơn có thể mịn đặc nhuyễn. Loại mỡ này giúp giảm hệ số ma sát giữa các chi tiết kim loại xuống nhiều lần so với sự ma sát trực tiếp không mỡ.

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có đầy đủ các cấp NLGI (độ xuyên kim) 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4. Cùng với cấu trúc bền vững, kháng nhiệt tốt, nên loại mỡ này thích hợp cho các chi tiết khi hoạt động có nhiệt độ cao như ổ bi, vòng bi, bánh răng các loại, các ổ đỡ chịu tải nặng,…  

Thành phần của mỡ bôi trơn chịu nhiệt

Mỡ bôi trơn được cấu thành từ dầu gốc (base oil), chất làm đặc (thickener) và phụ gia (additives). Cụ thể mỗi thành phần của mỡ chịu nhiệt như sau:

Dầu gốc

Mỡ có độ mịn, đặc nhuyễn, tính bôi trơn tốt
Mỡ có độ mịn, đặc nhuyễn, tính bôi trơn tốt

Chính là thành phần chính trong mỡ bôi trơn chịu nhiệt khi chiếm từ 60 – 95%. Dầu gốc được tổng hợp từ dầu thực vật, dầu gốc khoáng cùng dầu tổng hợp. Chúng được chia thành 5 nhóm như sau:

  • Dầu gốc nhóm 1: được sản xuất bởi các quá trình xử lý bằng dung môi. Chúng có hàm lượng lưu huỳnh >0.03% (300 ppm), thành phần Parrafinic và Napthenic (vòng no) <90%. Như vậy thành phần Aromatic (vòng không no) cho phép >10%. Tuy nhiên đối với loại dầu gốc này thì hàm lượng Aromatic chỉ từ 1 – 2%. Chỉ số độ nhớt dao động từ 80 – 120, thông dụng nhất là khoảng 100 +/-2 tuỳ theo phân đoạn. 
  • Dầu gốc nhóm 2: được sản xuất bởi xử lý bằng dung môi và xử lý bằng hydro. Có hàm lượng lưu huỳnh <0.01% (thường 20-40 ppm), Aromatic <1% (100 ppm), chỉ số độ nhớt trong khoảng 105 – 115.
  • Dầu gốc nhóm 3: được sản xuất bởi xử lý bằng dung môi và xử lý cracking mạch bằng hydro nên có chỉ số độ nhớt rất cao, khoảng 120-135. Loại dầu gốc này không có chứa lưu huỳnh và Aromatic. Nhưng độ nhớt động học lại rất thấp.
Gồm có nhiều thành phần cùng kết hợp tạo thành
Gồm có nhiều thành phần cùng kết hợp tạo thành
  • Dầu gốc nhóm 4: hay còn gọi là dầu gốc PAO (Poly AlphaOlefine). Đây là loại dầu gốc tổng hợp toàn phần. Loại dầu gốc tổng này có chỉ số độ nhớt rất cao, >145. Không có thành phần lưu huỳnh và aromatic.
  • Dầu gốc nhóm 5: là các loại dầu khác những loại kể trên nhưng được tổng hợp. Ví dụ như Ester, Di-ester, Poly Buten, Poly Alpha Glycol… Những loại dầu này chỉ số độ nhớt cao, bền nhiệt, có hàm lượng lưu huỳnh và Aromatic thấp nên bền oxy hoá và bền nhiệt.

Chất làm đặc

Chất làm đặc chiếm khoảng từ 5 – 25% thành phần của mỡ chịu nhiệt. Chủ yếu được chia thành hai loại chính là chất làm đặc gốc xà phòng và chất làm đặc gốc sáp.

Mỡ bôi trơn bôi trên các chi tiết máy
Mỡ bôi trơn bôi trên các chi tiết máy
  • Chất làm đặc gốc xà phòng: Đây là dòng chất làm đặc phổ biến nhất. Hơn 90% chất làm đặc có gốc xà phòng. Những chất làm đặc này có thể được chia thành ba nhóm: Đơn giản, Hỗn hợp và Phức tạp.
  • Chất làm đặc gốc sáp: Được làm đặc bởi đất sét, Canxi Sulfonat Polyurea và các vật liệu khác. Những loại mỡ này có khả năng chịu nhiệt cũng như chống nước mạnh mẽ, không ảnh hưởng đến các đặc tính khác.

Xem thêm:

Hướng Dẫn Chi Tiết Bảo Dưỡng Xe Nâng Điện Đúng Cách

Mỡ Cách Điện Dùng Để Làm Gì? Cách Sử Dụng Mỡ Cách Điện Đúng Chuẩn

Phụ gia

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% mỡ bôi trơn nhưng nó lại là thành phần then chốt nhất, có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng chịu nhiệt của sản phẩm. Có rất nhiều phụ gia trong mỡ bôi trơn chịu nhiệt như:

  • Phụ gia chịu nhiệt
  • Phụ gia chống oxy hóa
  • Phụ gia chống gỉ
  • Phụ gia thụ động hóa bề mặt
  • Phụ gia tăng cường bám dính
Bôi mỡ bôi trơn chịu nhiệt cho vòng bi có tốc độ cao
Bôi mỡ bôi trơn chịu nhiệt cho vòng bi có tốc độ cao

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có tác dụng gì?

Những loại mỡ bôi trơn này có thành phần đặc biệt cho nên chúng cũng có những tác dụng đặc biệt như sau: 

  • Chức năng chính của mỡ bôi trơn chịu nhiệt là dùng để bôi trơn, chống ma sát giữa các chi tiết, chống ăn mòn. Mỡ có độ bền nhiệt theo thời gian nên không bị tan chảy ở nhiệt độ cao.
  • Mỡ bôi trơn chịu nhiệt còn có tác dụng làm kín, tạo màng bảo vệ, ngăn không cho bụi bẩn xâm nhập vào bên trong cơ cấu bôi trơn. 
  • Mỡ giúp bôi trơn chi tiết, từ đó vận hành trơn tru, giảm được tiếng ồn khi máy móc làm việc. 
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có khả năng bảo vệ chi tiết máy tốt
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có khả năng bảo vệ chi tiết máy tốt
  • Làm nhờn và bôi trơn bề mặt các chi tiết. Do đó làm giảm hệ số ma sát, từ đó hạn chế tốc độ mài mòn các chi tiết máy. 
  • Bảo vệ và chống han gỉ ở các chi tiết, bộ phận máy. Mỡ tạo lớp màng, tách biệt bề mặt kim loại cùng với môi trường nên chống han gỉ tốt.
  • Mỡ bôi trơn chịu nhiệt được bơm vào máy bơm mỡ để tra cho các ổ bi, các loại khớp xoay và lắc, cùng các ổ đỡ chịu tải nặng,… Chúng có tác dụng phòng tránh các ổ đỡ bị hỏng do sự rung động quá mức hoặc vận hành ở tốc độ và nhiệt độ cao.
Sử dụng máy bơm mỡ để tra mỡ dễ dàng
Sử dụng máy bơm mỡ để tra mỡ dễ dàng

Phân loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt

Hiện nay mỡ bôi trơn chịu nhiệt thường được phân loại dựa vào mức độ chịu nhiệt. Một số loại mỡ chịu nhiệt phổ biến như sau:

Mỡ chịu nhiệt 100 độ

Phân loại mỡ 100 độ thường gồm có 2 gốc là Lithium và gốc Lithium Complex.

Mỡ chịu nhiệt gốc Lithium: loại mỡ bôi trơn này thích hợp với những hoạt động có nhiệt độ 130 độ C. Tuy nhiên loại mỡ này không chịu được môi trường ẩm ướt hay nước.

Mỡ chịu nhiệt gốc Lithium Complex: khả năng chịu nhiệt của dòng mỡ này tương tự như dòng Lithium. Tuy nhiên, chúng có khả năng kháng nước, phù hợp cả môi trường làm việc có hơi nước, nước.

Có nhiều loại mỡ chịu nhiệt khác nhau
Có nhiều loại mỡ chịu nhiệt khác nhau

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 200 độ

Mỡ bò chịu nhiệt 200 độ thường có gốc Polyurea. Dòng mỡ bôi trơn này có khả năng hoạt động tốt trong khoảng -30 đến 180 độ C. Đặc biệt, chúng còn có khả năng chịu nước cũng như nước muối rất tốt. Ngoài ra mỡ bò chịu nhiệt gốc Polyurea còn được dùng để bôi trơn vòng bi bạc đạn tốc độ cao lên đến 10.000 vòng/phút.

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 300 độ

Mỡ bò chịu nhiệt 300 độ có gốc Calcium Sulfonate. Dòng mỡ bôi trơn này có khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 300 độ C. Loại mỡ chịu nhiệt này cũng có khả năng kháng nước rất tốt. 

Mỡ chịu nhiệt 300 độ được dùng trong nhiều chi tiết máy như bôi trơn bạc đạn của máy móc trong các nhà máy thép; máy tạo sóng trong sản xuất bao bì carton; bôi trơn vòng bi trong các lò dầu, lò hơi; bôi trơn cho hệ thống xích của lò sơn tĩnh điện,…

Mỡ phù hợp cho những vòng bi có vận tốc nhanh, lượng gia nhiệt lớn
Mỡ phù hợp cho những vòng bi có vận tốc nhanh, lượng gia nhiệt lớn

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 400 độ 

Mỡ bò chịu nhiệt 400 độ là mỡ bôi trơn được pha chế nhằm đáp ứng nhu cầu bôi trơn khắc nghiệt ở mức 400°C. Chúng được sử dụng để bôi trơn cho vòng bi trượt và lăn, xích bánh răng,… trong điều kiện làm việc nhiệt độ cao, tốc độ trung bình và  có tải nặng. Loại mỡ bôi trơn này có đặc tính chống mài mòn tuyệt vời, bôi trơn tốt do có độ nhớt của dầu gốc cao, có khả năng giảm tiếng ồn. Đặc biệt, điểm nhỏ giọt cao >400ºC, cho nên không tạo cốc bám vào bạc đạn

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 600 độ 

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 600 độ là dòng mỡ bò được sản xuất từ dầu gốc tổng hợp cao kết hợp cùng chất bôi trơn Molypden Disulfide, chất chống oxy hóa, chống cực cùng phụ gia chống ăn mòn, chịu tải, chống mài mòn, chịu nhiệt tối đa lên đến 600 °C. Loại mỡ này có thể bảo vệ hiệu quả các thiết bị chống cháy, không lắng phân hủy cacbon từ đó giảm thời gian chết và kéo dài tuổi thọ.

Những ngành đặc thù nhiệt độ cao cần dùng mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Những ngành đặc thù nhiệt độ cao cần dùng mỡ bôi trơn chịu nhiệt

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 1000 độ

Đây là một trong những loại mỡ bôi trơn có khả năng chịu nhiệt cao nhất lên đến 1000 độ C. Trong thành phần loại mỡ bôi trơn này thường có mỡ đồng gồm bột đồng và graphite có trong chất bôi trơn rắn. Loại mỡ bò chịu nhiệt này thường được sử dụng để bôi trơn chống hàn dính như bôi trơn ốc vít ở vị trí có nhiệt độ hoạt động cao giúp dễ tháo lắp khi bảo trì, bôi trơn chống dính cho máy đùn nhôm,…  

Trên đây là một số thông tin khái lược về mỡ bôi trơn chịu nhiệt. Nếu như những máy móc của bạn hoạt động với mức nhiệt đặc thù thì cần nghiên cứu kỹ trước khi chọn mua để có thể mua được những loại dầu bôi trơn phù hợp nhất, mang đến hiệu quả cao. Sử dụng mỡ bôi trơn kết hợp cùng máy bơm mỡ để hiệu quả tra mỡ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *