Việc lắp đặt đúng tháp giải nhiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành cũng như bảo trì thiết bị. Nếu lắp sai hoặc chưa chính xác sẽ dẫn tới việc máy hoạt động kém, đồng thời ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc cách lắp đặt tháp giải nhiệt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, để bạn có thể thực hiện chính xác nhất.
Lựa chọn vị trí thích hợp lắp đặt tháp giải nhiệt
Về bản chất, việc lựa chọn vị trí cho tháp hạ nhiệt yenphat.vn/thap-giai-nhiet.html có vai trò giúp không khí có thể đi vào thiết bị một cách dễ dàng, không có chướng ngại vật. khi thiết kế, nên xem xét hạn chế về không gian những tòa nhà xung quanh, hướng gió chủ đạo, đường ống và những kế hoạch mở rộng có thể có trong tương lai để lắp đặt chính xác. Theo đó:
- Thông thường, tháp giải nhiệt nước sẽ được lắp đặt trên mái các tòa nhà, hoặc trên mặt đất của các công trình có khả năng chịu lực. Điều này giúp cho thiết bị thông gió tốt hơn, đồng thời giúp tháp tản nhiệt tốt hơn. Lưu ý trong quá trình lắp đặt, khoảng cách song song giữa các cửa hút gió và công trình không được nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thân tháp, nhằm giúp không khí đi vào tháp không bị cản trở. Tránh lắp đặt tháp giải nhiệt ở những vị trí có tường cao hay không có hệ thống thông gió.
- Nếu tháp giải nhiệt không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, cần lắp đặt thêm tháp để nâng cao khả năng làm mát cho hệ thống. Khi đó, cần chú ý đến khoảng cách giữa các tháp để có thể thông gió thuận lợi. Khoảng cách lý tưởng nhất sẽ gấp 2 lần đường kính thân tháp trở lên.
- Khi chọn vị trí lắp đặt tháp giải nhiệt, cần chú ý đến đặc điểm của không gian xung quanh. Không nên xây tháp ở những khu vực có nhiều muội và bụi bẩn, tránh cho tấm tản nhiệt bị bụi bám chặt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
- Trong quá trình lắp đặt, tránh đặt tháp ở những nơi gần nguồn phát hoei nóng như phòng bếp hay phòng đặt nồi hơi,… Những nơi này sinh nhiệt, dẫn đến khả năng tản nhiệt của thiết bị kém đi, gây thất thoát, lãng phí và tăng chi phí vận hành.
Quy trình chuẩn lắp đặt tháp giải nhiệt chuẩn xác nhất
Sau khi đã chọn được vị trí chính xác, chúng ta tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng vận hành tối ưu nhất.
Lắp đặt giá đỡ quạt của tháp
Giá đỡ quạt tháp giải nhiệt thường được làm từ xi mạ kẽm chống rỉ sét. Do đây là nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với hơi nóng, nên đòi hỏi yêu cầu cao về độ bền. Bộ phận này được nhà sản xuất tính toán rất kỹ về kết cấu, do đó có thời gian sử dụng khá lâu, có thể lên đến 10 năm nếu được bảo dưỡng tốt.
Lắp đặt thân tháp
Thân tháp được cấu tạo từ nhựa composite, với độ bền cao và khả năng chịu được các loại hóa chất. Độ cao của thân tháp được nhà sản xuất thiết kế nhằm đảm bảo được tính vững chãi và hiệu suất làm việc.
Xem thêm:
Cấu Tạo Và Đặc Điểm Của Thát Tản Nhiệt Alpha Công Nghiệp
Lắp đặt quạt cho tháp giải nhiệt
Để đảm bảo độ bền cho quạt, vật liệu thường được sử dụng ở đây sẽ là nhựa hoặc nhôm. Cánh quạt được thiết kế đặc biệt, hoạt động với vòng tua thấp để đảm bảo tối đa yêu cầu về độ ồn nhưng vẫn đáp ứng đủ lưu lượng cũng như tốc độ gió cần thiết cho hoạt động làm mát.
Lắp tấm tản nhiệt Filling
Tấm tản nhiệt filling thường là các tấm có màng PVC, được xử lý lượn sóng và xử lý chân không để phù hợp với việc trao đổi nhiệt. Tùy theo từng loại tháp giải nhiệt và yêu cầu công việc khác nhau mà chúng ta có nhiều loại filling khác nhau như:
- Tấm tản nhiệt HDPE: sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao, nước giải nhiệt bị nhiễm hóa chất ăn mòn.
- Tấm tản nhiệt gỗ: sử dụng trong môi trường có nhiều bụi bẩn và nhiệt độ nước > 80 độ C.
Đầu chia nước
Đầu chia nước thường được làm bằng nhựa hoặc nhôm, để đảm bảo độ bền tối đa khi vận hành. Bộ phận có cơ cấu xoay, có nhiệm vụ chia nước qua các ống để tăng hiệu quả giải nhiệt.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt tháp giải nhiệt. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn một phần kiến thức hữu ích và cần thiết cho quá trình vận hành thiết bị, nâng cao hiệu suất làm việc và tránh những hư hỏng không đáng có.
||Bài viết liên quan khác: