Điệp ngữ là kiến thức quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 7. Vậy điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ? Tác dụng của phép điệp từ là gì? Cùng maytaoamcongnghiep.com đi giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến biện pháp tu từ này nhé! 

điệp ngữ là gì
Khái niệm điệp ngữ là j?

Điệp ngữ là gì lớp 7?

Điệp ngữ nghĩa là gì? – Theo định nghĩa điệp ngữ văn 7: Điệp ngữ là biện pháp tu từ mà ở đó tác giả sẽ lặp đi lặp lại 1 từ, cụm từ hoặc cả câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn. Việc lặp lại 1 từ thì người ta sẽ gọi là điệp từ, còn việc lặp lại câu gọi hoặc cụm từ sẽ gọi là điệp ngữ. 

Ngoài ra, người ta còn có cách lặp lại 1 dạng câu (câu cảm thán, câu hỏi, câu cầu khiến, câu nghi vấn,…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ sẽ được gọi là điệp cấu trúc câu (hay điệp cấu trúc cú pháp). 

Điệp ngữ ví dụ: “Phượng không phải là 1 đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả 1 loạt, cả 1 vòng, cả góc trời đỏ rực”. Ở đây điệp ngữ “không phải” dùng để nhấn mạnh số lượng của hoa phượng nhiều vô kể.

Điệp ngữ có mấy dạng?

Có mấy loại điệp ngữ? – Nói chung, điệp ngữ có 3 dạng chính là điệp ngữ cách quãng, điệp từ chuyển tiếp và điệp từ nối tiếp. Dưới đây là sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp từ này:

điệp ngữ có mấy loại
Điệp ngữ là gì có mấy loại điệp ngữ?

Điệp ngữ cách quãng là gì?

Điệp ngữ ngắt quãng là những từ ngữ lặp giãn cách nhau và nó có thể cách nhau trong một câu văn, hoặc nó cũng có thể cách nhau trong 2 – 3 câu thơ trong khổ thơ.

Ví dụ: Trong câu: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” thì điệp từ “nhớ” được lặp lại.

Điệp từ nối tiếp

Điệp từ nối tiếp là việc lặp đi lặp lại một cụm từ/ từ có sự nối tiếp nhau.

VD: “Anh đã đi tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Nhọn, Thạch Kim

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy ở lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả vùng trời chiều

=> Trong đoạn thơ trên từ “rất lâu” và “khăn xanh” được gọi là điệp từ nối tiếp.

Điệp ngữ chuyển tiếp là gì?

Điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp ngữ vòng là các từ, cụm từ ở cuối câu thơ, câu văn trước được lặp lại ở đầu câu. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp và gây cảm xúc dào dạt cho người nghe, người đọc.

Ví dụ:

“Cùng trông lại, cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu

Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong đoạn thơ trên, từ “thấy” và từ “ngàn dâu” được coi là điệp ngữ chuyển tiếp.

Điệp ngữ có tác dụng gì? 

Các câu điệp ngữ được sử dụng rất nhiều trong văn chương. Vậy mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ này là gì?

điệp ngữ có tác dụng gì
Điệp ngữ dùng để liệt kê, nhấn mạnh hoặc khẳng định điều gì đó

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ thường được sử dụng trong câu văn, câu thơ để nhấn mạnh vào một sự việc, sự vật nào đó hoặc việc lặp lại có tính chủ đích nhằm nhấn mạnh nỗi lòng, tâm tư, tình cảm của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

(Bài: Bếp lửa của Bằng Việt)

Trong câu thơ trên, điệp ngữ một bếp lửa được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ người cháu. Từ đó, thể hiện được tình cảm, nỗi nhớ nhung da diết về người bà thân yêu bên cạnh chiếc bếp lửa.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự việc, sự vật được nói tới trong câu làm sáng tỏ tính chất, ý nghĩa của sự việc, sự vật.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

(Hạt gạo làng ta)

Điệp từ “có” được lặp lại 3 lần và dùng để liệt kê những sự tinh túy làm nên hạt gạo thơm ngon đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát,… Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được sự nhọc nhằn, vất vả của hậu phương để làm ra hạt gạo, cung cấp lương thực cho tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Các từ ngữ lặp lại dùng để khẳng định điều tất yếu, niềm tin của tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc đứng lên để chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít, nên dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do!

Trong đoạn văn trên, điệp ngữ “dân tộc đó phải được” được sử dụng để khẳng định sự chắc chắn, tất yếu phải được độc lập của dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường.

Lưu ý khi sử dụng phép điệp ngữ khi làm văn

sử dụng điệp ngữ
Điều cần lưu ý khi sử dụng phép điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng để khắc họa rõ nét hình ảnh và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Do đó, khi sử dụng phép điệp ngữ các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định mục đích sử dụng: Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và cần có lỗi diễn giải rõ ràng, mạch lạc. Đặc biệt, tránh việc lạm dụng quá mức gây rườm rà cho bài văn.
  • Có thể kết hợp điệp ngữ với nhiều biện pháp tu từ khác trong câu như so sánh, hoán dụ, hoặc ẩn dụ. Tuy nhiên, khi sử dụng cần biết cách chọn lọc, không nên kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong 1 đoạn khi bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.

Giải bài tập điệp ngữ ngữ văn lớp 7

Dưới đây là một số dạng bài tập và lời giải bài điệp ngữ mà các bạn có thể tham khảo để củng cố thêm kiến thức của mình.

điệp ngữ lớp 7
Điệp ngữ bài tập

Câu 1: Cho đoạn văn

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu chim, từ xa nhìn lại cây gạo đứng sừng sững như tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa như những ngọn lửa hồng đỏ tươi. Hàng ngàn búp nõn là ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, và sáo đen đàn đàn lũ lượt bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện ríu rít về ngày hội mùa xuân.

Câu hỏi: Tìm các điệp ngữ và chỉ ra nó thuộc dạng điệp ngữ nào, và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ này.

Trả lời:

– Điệp ngữ trong đoạn văn trên là từ “hàng ngàn” và nó thuộc dạng điệp ngữ ngắt quãng.

– Tác dụng của điệp ngữ “hàng ngàn” là nhấn mạnh và khẳng định sự hiện diện của rất nhiều búp nõn và bông hoa ở trên cây gạo.

Câu 2:

  1. Đặt câu miêu tả khung cảnh trên sân trường trong giờ ra chơi có sử dụng phép điệp từ có tác dụng liệt kê.
  2. Đặt câu miêu tả khung cảnh lớp học có sử dụng phép điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh.

Gợi ý:

– Trên sân trường, có rất nhiều top học sinh đang chơi nhảy dây, chơi đá bóng, chơi đá cầu, chơi đuổi bắt rất vui vẻ. 

–  Cô giáo đang giảng bài, các bạn học sinh yên lặng lắng nghe, những chú chim cũng yên lặng, và đến cả cái quạt hay kêu cót két cũng yên lặng theo.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức tìm hiểu về điệp ngữ là gì, các loại điệp ngữ và điều cần lưu ý khi sử dụng phép điệp ngữ. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chuyên đề điệp ngữ lớp 7, hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *