Trong tiếng Việt có rất nhiều kiểu câu mà chúng ta được tìm hiểu khi còn học chương trình phổ thông. Trong đó không thể không kể đến câu trần thuật. Đây là kiểu câu được sử dụng vô cùng phổ biến trong văn nói và văn viết. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại cho các bạn tất cả các kiến thức về câu trần thuật là gì. Mời các bạn theo dõi!
Câu trần thuật là gì?
Trần thuật được hiểu là kể lại một sự việc nào đó đã được diễn ra. Đây là dạng câu được sử dụng rất nhiều với mục đích miêu tả, thông báo, kể, xác nhận và nhận định về các hoạt động, hiện tượng trạng thái, tính chất của sự vật sự việc nào đó.
Trong giao tiếp đời thường của chúng ta, câu trần thuật thường được nói với tông giọng bình thường hoặc cũng có thể xen vào đó một số các từ ngữ biểu cảm nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm. Tuy nhiên dù như thế thì mục đích của câu trần thuật vẫn là để kể. Chính vì thế câu trần thuật còn được mọi người biết đến với cái tên câu kể.
Đặc điểm câu trần thuật
– Câu trần thuật là một kiểu câu cơ bản nhất được sử dụng thông dụng trong ngôn ngữ nói và viết.
– Thông thường câu trần thuật được mở đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm. Thế nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nó cũng có thể được kết thúc bằng dấu chấm than nhằm nhấn mạnh các sắc thái biểu cảm hay kết thúc bằng dấu chấm lửng để người đọc suy ngẫm.
– Câu trần thuật có chức năng chính là để kể, thông báo, nhận định hay miêu tả. Ngoài ra nó cũng có thể được sử dụng để yêu cầu, bộc lộ tình cảm hay đề nghị.
Phân loại câu trần thuật
Câu trần thuật được phân loại thành 2 loại chính là câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.
Câu trần thuật đơn
Là câu trần thuật có một mệnh đề độc lập và không có thêm mệnh đề nào khác. Nó bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Những câu trần thuật đơn có từ “là” là một loại câu do một cụm chủ vị tạo thành, nhằm giới thiệu, tả hay kể về một sự vật sự việc hoặc cũng có thể nêu ý kiến.
Câu trần thuật đơn không có từ “là” thì vị ngữ lại thường do động từ, cụm động từ, tính từ hay cụm tính từ tạo thành. Nếu như biểu thị ý phủ định thì sẽ được kết hợp thêm với các từ “không”, “chưa”.
Câu trần thuật đơn khá đơn giản, không có nhiều thành phần như câu nghi vấn hay câu cảm thán. Đây cũng là kiểu câu được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ: Mẹ tôi là một giáo viên.
Trong ví dụ này “mẹ tôi” là chủ ngữ. Cụm từ “là một giáo viên” là vị ngữ, từ đó tạo nên một cụm chủ vị.
Câu trần thuật ghép
Là câu trần thuật có 2 mệnh đề trở nên và các mệnh đề này sẽ thường được nối với nhau bằng dấu phẩy. Ngoài ra chúng ta cũng có thể kết nối cách mệnh đề câu trần thuật độc lập bằng dấu chấm phẩy.
Ví dụ: Một hôm tôi đang đi ngoài đường, bỗng tôi thấy chú chó nhỏ bị mắc kẹt.
Cách để đặt câu trần thuật
Để đặt câu trần thuật khá đơn giản, chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định được mục đích đặt câu của mình. Khi bàn luận về vấn đề nào đó chúng ta cần xác định mục đích điều mình muốn nói. Với câu trần thuật cũng có nhiều mục đích khác nhau mà chúng ta cần lựa chọn. Do đó sử dụng mẫu câu trần thuật chúng ta cần xác định mục đích một cách đúng đắn.
- Bước 2: Lựa chọn được kiểu câu trần thuật phù hợp. Ví dụ như câu có từ “là” thường dùng để giới thiệu.
- Bước 3: Xác định cụm chủ vị nòng cốt.
- Bước 4: Bổ sung một số thành phần phụ khác chẳng hạn như trạng ngữ. Nếu như một câu nói chỉ có chủ ngữ hay vị ngữ sẽ rất khô cứng. Để câu trần thuật được linh hoạt và sâu sắc hơn chúng ta có thể thâm một số thành phần phụ đẻ câu văn mượt mà.
- Bước 5: Đảm bảo đúng hình thức câu, chữ cái đầu viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm.
- Bước 6: Đọc và chỉnh sửa.
Vậy là bài viết trên đã tổng hợp lại các kiến thức về câu trần thuật đơn giản, dễ hiểu nhất. Mong rằng các bạn đã hiểu hơn về loại câu này, biết cách vận dụng chính xác trong cả văn nói và văn viết.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Hỗn số là gì? Tìm hiểu cách quy đổi hỗn số đơn giản nhất